Tôi đã trải qua một khoảng thời gian vô cùng bận rộn. Tôi đã từng than vãn, mệt mỏi. Tự đề cao bản thân và không ngừng trách cứ đổ lỗi cho người khác.
Tôi không ngừng học hỏi những phương pháp quản lý thời gian hiệu quả. Tìm và đọc nhiều sách self help để bản thân có thể duy trì được cái nhìn tích cực trong công việc và cuộc sống.
Nhưng đôi lúc bản thân tôi phải thừa nhận rằng. Dù biết đủ mọi phương pháp. Dù rằng thấy đầy rẫy những người họ đã thành công với những phương pháp đó. Nhưng tôi vẫn không thể nào tìm được sự thăng bằng hoàn hảo như ý muốn.
Tôi đã vô cùng mệt mỏi luôn chờ đợi và hy vọng rằng: Rồi khoảng thời gian mệt mỏi đó sẽ qua đi. Nhưng rồi khoảng thời gian mệt mỏi và bận rộn đó cứ lặp lại liên tục và thậm chí còn kéo dài hơn.
Đó là khoảng thời gian rất bận rộn đối với tôi. Một nhân viên ngân hàng. Một người làm thêm kinh doanh. Và cả một blogger với tham vọng có thể duy trì 1 bài viết mỗi tuần cho blog của mình.
Trong bài viết này tôi chia sẻ 5 bài học hữu ích đã giúp tôi vượt qua được những ngày tháng bận rộn trong cuộc đời mình. Hy vọng một phần nào đó có thể truyền cảm hứng và giúp những ai cũng đang gặp phải những vấn đề như tôi. Hãy sống tích cực. Hãy bận rộn để sống tốt mỗi ngày, mang lại nhiều ý nghĩa cho cuộc sống hiện tại và cả tương lai.
=====
1. Xác định mức độ ưu tiên cho từng công việc
Ngày nay khi bạn lên internet và search cụm từ : “Làm sao để quản lý thời gian hiệu quả?” Thì bạn sẽ thấy rất nhiều cách hướng dẫn làm sao để có thể nhồi thật nhiều việc làm cũng một lúc. Để sao cho thật hiệu quả. Làm càng nhiều việc trong ngày càng tốt.
Lối tư duy này hoàn toàn không phù hợp đối với bản thân tôi. Bởi vì tôi biết được rằng, thời gian mỗi người là có giới hạn. Chúng ta cần phải có thời gian để nghỉ ngơi sau khoảng thời gian cơ thể và trí não phải vận động với cường độ cao.
Việc nhồi thật nhiều việc làm cùng lúc rất dễ dẫn đến hiệu quả công việc kém. Nếu áp dụng theo phương pháp đó về lâu dài. Trong nhiều ngày hay nhiều tháng liên tục. Thậm chí còn làm cho bản thân cảm thấy áp lực và mệt mỏi nhiều hơn.
Vì vậy tôi đã tìm thấy và áp dụng theo lối tư duy tối giản. Đó là ưu tiên những công việc quan trọng. Cần giải quyết trước mắt. Sau đó đến những công việc tiếp theo không gấp gáp về thời gian và tôi có thể giải quyết sau, ở một thời điểm khác. Với lối tư duy này, tôi cảm thấy thoải mái hơn vì bản thân không bị áp lực và kiểm soát bởi một to do list quá nhiều công việc.
Ta có thể sử dụng Ma trận Eisenhower. Đặt ra một mục tiêu quan trọng nhất và tập trung làm thật tốt. Sau đó mới đến những mục tiêu kế tiếp. Đây là cách sẽ giúp ta xác định được mức độ ưu tiên cho từng công việc cụ thể. Ma trận sẽ chia làm 4 ô. Khẩn cấp, không khẩn cấp, quan trọng, không quan trọng.

Ô khẩn cấp và quan trọng là những nhiệm vụ cần phải làm ngay lập tức.
Ô quan trọng nhưng không khẩn cấp là những nhiệm vụ mà ta có thể lên kế hoạch để làm sau.
Ô khẩn cấp nhưng không quan trọng là những nhiệm vụ ta có thể uỷ thác để người khác có thể làm hộ.
Ô cuối cùng, không khẩn cấp và không quan trọng là những nhiệm vụ ta có thể loại bỏ bớt. Hoặc có thể làm khi có thời gian rảnh.
Đây là cách để quản lý thời gian khá hiệu quả. Thay vì bạn nghĩ rằng bản thân mong muốn có thể làm rất nhiều điều. Thì giờ đây bạn có thể thấy rằng: Việc bản thân có thể làm tốt được 1 đến 3 việc quan trọng trong ngày là đã có thể giải quyết được hầu hết những vấn đề. Đây cũng là cách để bạn giảm được tình trạng stress vì cảm thấy quá tải trong công việc.
2. Ưu tiên những mục tiêu quan trọng
Tôi đã học và áp dụng theo lý thuyết 4 lò lửa. Lý thuyết này hình tượng hoá 4 mặt quan trọng trong cuộc sống. Lò thứ nhất là gia đình. Lò thứ hai là bạn bè. Lò thứ ba là sức khoẻ. Lò thứ 4 là công việc.
Lý thuyết này chỉ ra rằng: Để có thể thành công ta phải tắt đi một trong bốn lò. Và để thành công tuyệt đối. Ta phải tắt đi hai trong bốn lò. Bởi mọi thứ trong cuộc sống sẽ không thể nào diễn ra suông sẻ như mong muốn của ta được.
Sẽ không có điều gì là hoàn hảo tuyệt đối cả. Mọi thứ đều có thể thay đổi. Điều duy nhất ta có thể làm là uyển chuyển theo từng tình huống và hoàn cảnh khác nhau để có những quyết định ưu tiên phù hợp. (Hay nói khác hơn là ta buộc phải đánh đổi).
Ví dụ: Khi còn trẻ, lò lửa sự nghiệp sẽ cháy sáng nhất. Bởi tuổi trẻ đầy nhiệt huyết. Nhiều ước mơ hoài bão cho công việc. Nên ta sẽ tập trung tất cả thời gian và cơ hội cho công việc.
Đến khi ta đã lập gia đình. Thì hầu hết toàn bộ thời gian ta đều dành hết cho việc chăm lo con cái. Cho cuộc sống gia đình. Đó là lúc lò lửa gia đình cháy sáng nhất. Lúc đó ta bớt đi thời gian của công việc. Sẽ thưa dần những cuộc gặp mặt cafe hàn huyên hay những buổi tụ họp thâu đêm với bạn bè.
Khi gần về độ tuổi trung niên. Khi mà sự nghiệp đã ổn định. Gia đình và mọi thứ đã chu toàn. Thì đến lúc sức khoẻ cũng đang bắt đầu có dấu hiệu đi xuống. Và đây là lúc lò lửa sức khoẻ được cháy sáng nhất. Ta bắt đầu chú tâm hơn đến sức khoẻ, dinh dưỡng, chế độ luyện tập, thói quen chăm sóc sức khoẻ mỗi ngày.
Đọc đến đây, có phải bạn đang bắt đầu lo lắng và sợ hãi. Sợ hãi khi phải đưa ra lựa chọn. Sợ hãi khi bắt buộc phải bỏ đi một điều gì đó. Bởi bản chất chung ở con người là luôn mong muốn sẽ sở hữu thêm chứ không muốn mất đi một điều gì cả.
Liệu rằng, tôi có thể tham lam và duy trì được tất cả cùng lúc hay không?
Nhưng ta phải nhớ rằng. Ta không thể hoàn hảo hết tất cả mọi thứ. Nếu càng ép bản thân phải hoàn hảo. Ta chỉ càng làm cho bản thân mệt mỏi hơn cả về thể xác lần tinh thần mà thôi.
Từ khi nhận ra bản thân tôi không thể ôm đồm hết tất cả mọi thứ. Tôi không thể hoàn hảo trên tất cả phương diện gia đình, công việc, bạn bè. Nên tôi đã học được cách ưu tiên những mục tiêu quan trọng và nói không với nhiều thứ khác xung quanh.
========
Thởi điểm năm 2019, tôi xác định đó là năm mà tôi sẽ tập trung cho công việc và kinh doanh. Nên tôi ưu tiên đặt sự nghiệp lên hàng đầu. Đồng nghĩa với việc tôi tạm thời tắt bớt đi lò lửa gia đình và bạn bè.
Nhưng tắt đi không có nghĩa là tôi cắt hết mọi quan hệ với bạn bè và gia đình. Mà là tôi chỉ ưu tiên thời gian nhiều hơn cho công việc. Sẽ không còn những buổi hẹn hò cafe hàng tuần. Gặp mặt thường xuyên.
Hoặc có thể tôi sẽ không thể trả lời tin nhắn ngay lập tức. Hay có thể ra ngoài bất cứ lúc nào và luôn có mặt trong tất cả các cuộc vui. Nhưng nếu bạn bè cần sự trợ giúp tôi vẫn sẵn sàng có mặt và hỗ trợ ngay.
Về phần gia đình, nếu trước đây tôi thường dành 2 ngày cuối tuần để về với gia đình. Thì thời điểm ấy đối với tôi chỉ còn là những buổi ghé nhà, ăn cơm, nói dăm ba câu rồi đi. Cuộc gặp gỡ chỉ diễn ra vài giờ đồng hồ ngắn ngủi.
Tôi có cảm thấy buồn và hối tiếc vì điều đó không? Có chứ. Tôi rất buồn là đằng khác.
Nhưng giờ đây tôi biết được một điều rằng. Bạn bè và người thân sẽ có thể hiểu, thông cảm và luôn ủng hộ cho tôi. Bởi họ biết rằng: Mặc dù tôi ít khi xuất hiện nhưng không có nghĩa là tôi không còn quan tâm đến họ. Mà ngược lại tình cảm mà tôi dành cho họ vẫn không hề thay đổi.
Vì thế nếu phải tắt đi một trong số những lò lửa nào. Thì hãy làm việc đó với một tâm thế tích cực và chủ động hơn. Bởi việc đó sẽ giúp bản thân thoát khỏi cảm giác áy náy và mất mát. Thay vào đó ta có thể tập trung tốt hơn vào những mục tiêu quan trọng trước mắt của mình.
Khi làm việc hãy để lò lửa công việc cháy sáng nhất. Tập trung thật tốt cho công việc. Khi kết thúc công việc. Hãy thắp sáng lò lửa gia đình và bạn bè. Đây sẽ là lúc bạn sẽ dành thời gian cho bạn bè. Tận hưởng khoảng thời gian ở bên cạnh những người thân và tạm gác lại những công việc bộn bề sang một bên.
Thật ra cho đến cuối cùng, phương pháp tốt nhất để quản lý và cân bằng tất cả công việc không phải là 50% cho công việc và 50% cho cuộc sống. Mà là hãy tập trung 100% cho hiện tại. Cho từng việc và vào từng thời điểm cụ thể.
Đôi khi sẽ có ít thời gian để làm việc. Nhưng đối với mỗi việc ta làm, ta đều sẽ dành được 100% sự tập trung và toàn tâm vào nó. Không ép buộc bản thân phải luôn luôn hoàn hảo. Mà hãy chấp nhận rằng, đôi khi ta sẽ bị thiếu hụt ở mảng nào đó. Ở một thời điểm hay giai đoạn nào đó trong cuộc đời.
3. Đặt ra thời hạn cho từng mục tiêu
Đây là một cách khá hiệu quả. Bằng việc lặp ra kế hoạch và thời hạn cụ thể cho từng mục tiêu trong kế hoạch.
Đối với những công việc có thời gian thực hiện lâu, không dễ dàng có nhìn thể nhìn thấy được kết quả ngay lập tức. Vì thế cách tốt nhất là đặt thời hạn cho từng mục tiêu. Từng bước nhỏ cụ thể. Tập trung vào quá trình chứ không phải là kết quả. Bởi nếu chỉ tập trung vào kết quả cuối cùng. Đến khi ta chưa nhìn thấy được kết quả như mong muốn. Ta rất dễ nản lòng và bỏ cuộc.
Ví dụ như công việc viết blog của tôi chẳng hạn. Với mục tiêu phát triển blog ngày càng được nhiều người biết đến. Tôi chia nhỏ mục tiêu ra bằng cách: Đặt ra cam kết cho bản thân. Viết 1 bài viết mỗi tuần. Liên tục và đều đặn.
Mỗi khi tôi cảm thấy muốn trì hoãn và bỏ cuộc. Tôi sẽ tưởng tượng ra hình ảnh một ngày mình có thể đưa blog phát triển lớn mạnh ra sao. Đó là động lực để tôi tiếp tục tập trung vào công việc.
4. Nghỉ ngơi và đừng quá khắt khe với bản thân
Đôi khi việc đặt ra quá nhiều thời hạn và mục tiêu cũng là một cách gây ra áp lực cho bản thân. Vì thế việc đạt được mục tiêu là một quá trình lâu dài. Việc ta cần làm là giữ cho bản thân một tâm thế tích cực và dành thời gian để nghỉ ngơi đúng lúc.
Đôi khi có thể mọi thứ sẽ không đúng như kỳ vọng mà ta đặt ra. Không sao cả. Ta hãy đối mặt với tất cả và xem đó như một bài học ta rút ra cho bản thân để có thể làm tốt hơn sau này.
Trong những ngày tháng bận rộn đó. Tôi vẫn cố gắng dành thời gian để nghỉ ngơi. Tôi vẫn đi du lịch mỗi khi có cơ hội. Tôi thường chọn địa điểm là những miền quê, nhà bạn bè người quen để tận hưởng được không khí trong lành. Tuyệt đối thư giãn và chỉ tập trung cho hiện tại (không suy nghĩ đến công việc).
Tôi nhận thấy rằng đây là khoảng thời gian vô cùng hữu ích đối với tôi. Vừa có thể sạc lại năng lượng cho bản thân. Đầu óc được thoải mái hơn và việc này vô cùng có lợi cho việc tập trung sáng tạo của tôi trong công việc.
5. Luôn nhắc nhở bản thân hướng đến mục tiêu ban đầu
Hầu hết chúng ta khi có cuộc sống quá bận rộn sẽ dễ dàng bị lệch đi mục tiêu ban đầu. Bởi đôi khi bận rộn sẽ làm ta chán nản, mệt mỏi và dễ dàng từ bỏ hết mọi thứ.
Vì thế mỗi khi cảm thấy mệt mỏi và nản lòng. Hãy nhớ lại mục tiêu ban đầu. Mục đích ta làm công việc đó là gì (hoặc có thể viết ra giấy). Bởi khi đó mọi việc có thể rõ ràng hơn. Việc ta cần làm là tập trung và hoàn thành từng bước nhỏ mỗi ngày.
Hãy xem thành công là một quá trình chứ không phải là kết quả. Việc ta cần làm là tập trung vào từng bước nhỏ mỗi ngày. Rồi thành công sẽ đến với bạn.
Tôi từng ghét chính mình và những người xung quanh vì từng lấy lý do, viện cớ là:“Tôi rất bận. Tôi không có thời gian. Tôi sẽ làm sau.” Đó chẳng qua chỉ là cái cớ. Biện hộ cho việc lười biếng. Không nổ lực và phấn đấu cho mục tiêu của cuộc đời mình.
Tôi vô cùng biết ơn những ngày tháng bận rộn của cuộc đời mình. Vì trong những năm tháng ấy tôi cảm thấy cuộc sống mình vô cùng ý nghĩa. Vì thế tôi không ngại bận rộn. Và tôi hy vọng rằng tất cả chúng ta đừng viện cớ cho lý do bận rộn. Đừng than phiền, trì hoãn. Hãy bận rộn để sống có ý nghĩa hơn mỗi ngày.
————-
Hãy sống cho hiện tại.
Một trong 7 triết lý sống tích cực của người Nhật : “Danshari”. Đơn giản hơn để hạnh phúc hơn.
Tối giản không chỉ ở không gian, đồ vật mà còn được biểu hiện ở việc: Tối giản thông tin (chỉ lựa chọn thông tin hữu ích. Tối giản mối quan hệ (tập trung vào những mối quan hệ chất lượng). Tối giản giải trí (chọn lọc những chương trình đem lại giá trị nhân văn và kiến thức).
Giá trị cốt lõi của sống tối giản chính là hướng đến một cuộc sống đơn giản, nhẹ nhõm, hạnh phúc hơn nhưng vẫn đủ đầy, khiến con người không còn chạy theo những thú vui phù phiếm nữa. Tập trung vào những điều thật sự có giá trị. Tập trung vào phát triển bản thân, chúng ta sẽ được cân bằng và tìm được mục tiêu của đời mình.