Là người, chúng ta cần một cái gì đó để hướng sự chú ý của chúng ta và một điều gì đó để có thể đặt tầm nhìn của mình vào. Mục tiêu có ý nghĩa quan trọng đối với sức khoẻ và hạnh phúc của con người. Đó là lý do tại sao việc ý thức về mục đích có thể giúp con người sống lâu, khoẻ mạnh và hạnh phúc hơn.
Năm 1955, một nghiên cứu của bác sĩ Robert Butler từ Viện Y tế quốc gia, đã chỉ ra tầm quan trọng của ý thức về mục đích để con người có thể sống lâu và khoẻ mạnh hơn. Kết quả nghiên cứu nêu rằng những người có ý thức mạnh mẽ về mục đích trong cuộc sống. Họ sẽ sống lâu hơn so với những người không có mục đích rõ ràng. Những người thức dậy với một mục tiêu rõ ràng không chỉ sống lâu mà còn sống tốt hơn so với những người khác.
Nhưng đôi khi dù cố gắng đến mấy ta vẫn không đạt được mục tiêu của bản thân đặt ra?
Một trong những lý do khiến chúng ta thường xuyên cảm thấy bế tắc mỗi khi nghĩ về mục đích sống của mình là: Vì chúng ta chỉ tập trung vào những hành động ngay lập tức. Và muốn nhìn thấy được kết quả tức thì. Đến khi mọi thứ không thay đổi được như ta mong muốn thì ta lại rơi vào lo lắng, bế tắc.
Khi ta có những hành động đó là ta đang sống trong một môi trường mà các nhà khoa học gọi là Môi trường hoàn trả tức thì.
====
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng luôn tồn tại 2 môi trường sống.
1. Immediate-return environment: Môi trường hoàn trả tức thì.
Đây là môi trường mà con người hay đặt ra những mục tiêu ngắn hạn. Tập trung vào hiện tại hoặc tương lai gần. Có xu hướng tập trung vào những hành động đem lại kết quả ngay lập tức và rõ ràng.
VD: Bạn khát nước. Bạn tìm được nước uống. Bạn cảm thấy cơn khát được thoả mãn và căng thẳng của bạn lập tức được giải toả.
2. Delayed Return Environment: Môi trường trả lại chậm trễ.
Hầu hết những quyết định sẽ không mang lại lợi ích ngay lập tức. Những kết quả, phần thưởng sẽ ở một thời điểm nào đó trong tương lai.
VD: Bạn cố gắng học chăm chỉ để sau này xin được việc làm. Bạn tiết kiệm đầu tư để được nghỉ hưu sớm.
Khi con người sống trong môi trường trả lại chậm trễ có xu hướng dễ bị căng thẳng và lo lắng. Bởi bạn sẽ bị bủa vây bởi sự không chắc chắn.
VD: Bạn thường cảm thấy lo lắng, liệu rằng có đủ tiền để chi trả cho những hoá đơn cuối tháng hay không? Lo rằng nếu tiếp tục làm công việc hiện tại thì có cơ hội được thăng tiến hay không? Bạn lo lắng vì những khoản đầu tư liệu có đem lại nhuận trong tương lai hay không?
Bời vì các nhà khoa học đã nghiên cứu và kết luận rằng: Bộ não con người không được thiết kế để giải quyết các vấn đề của Môi trường trả lại chậm trễ. Bộ não con người chỉ hiệu quả đối với những lợi ích tức thì.
Vậy làm thế nào để thể giảm bớt lo lắng và rèn luyện thói quen sống trong môi trường trả lại tức thì?
Đo lường, cụ thể hoá mục tiêu
Chuyển những điều không chắc chắn thành những điều cụ thể. Có thể kiểm soát được phần nào.
Ví dụ: Bạn sẽ không chắc chắn được số tiền khi về hưu là bao nhiêu. Nhưng bạn sẽ biết được số tiền bạn tiết kiệm được mỗi tháng. Bạn không biết được 1 tháng sau có thể hoàn thành được mục tiêu giảm cân hay không? Nhưng bạn có thể kiểm soát được lượng calo nạp vào mỗi ngày.
Khi bạn chuyển mục tiêu cụ thể và đo lường được. Bạn cảm thấy bản thân có thể nắm được tình hình, kiểm soát được những điều đang xảy ra.
Chuyển nỗi lo lắng từ những kết quả dài hạn sang những thói quen diễn ra hằng ngày.
Điểm khác biệt giữa người thành công và kẻ thất bại là: Kẻ thất bại luôn tập trung vào mục tiêu, vào những thứ xa xăm. Còn người thành công sẽ tập trung vào từng bước nhỏ, những thao tác, thói quen được lặp lại liên tục mỗi ngày.
Kể từ khi tôi quyết định thành lập và phát triển blog nguoithuongkhoinghiep.com. Tôi đặt mục tiêu và lập kế hoạch cho lộ trình phát triển. Nhưng khoảng thời gian đó, tôi cảm thấy chán nản và dần mất động lực. Bởi vì tôi không thấy được những kết quả rõ ràng. Điều đó làm tôi hoang mang và cảm thấy nghi ngờ năng lực của bản thân mình. Liệu rằng mình có đi đúng hướng hay không? Những cố gắng của mình có mang lại được kết quả hay không? Mình có nên tiếp tục hay không?
Và rồi khi tôi tìm thấy phương pháp chuyển đổi lo lắng. Tôi bắt đầu làm quen và học cách thích nghi với môi trường trả lại tức thì. Thay vì tôi lo lắng liệu rằng nội dung của những bài viết, những video của tôi có mang lại hiệu ứng viral hay không? Thì tôi bắt đầu chuyển việc tập trung của mình sang đầu tư cho chất lượng nội dung bài viết, sự liên tục và đều đặn lên bài viết.
Bởi tôi sẽ không thể quyết định được liệu nội dung bài viết có viral hay không. Nhưng cái tôi có thể kiểm soát và quyết định được đó là số lượng và chất lượng bài viết của mình. Tôi tập trung đầu tư, nghiên cứu nội dung chất lượng và hữu ích hơn. Tôi viết bài và đăng liên tục đều đặn cho những kênh nội dung của mình.
Tôi rèn luyện thói quen viết và đặt mục tiêu cho bản thân 1 bài viết mỗi ngày. Tôi nhắc nhở bản thân phải tập trung sự chú ý vào việc sáng tạo nội dung. Một phần tôi sẽ cảm thấy rằng bản thân mình mang lại được giá trị cho cộng đồng (kết quả tức thì). Trong khi cũng sẽ hướng đến mục tiêu phát triển kênh và tạo được thu nhập trong tương lai (kết quả chậm trễ).
Giờ đây tôi cảm thấy dễ dàng có thể thực hiện và hoà nhập trong môi trường trả lại tức thì. Tôi bắt đầu áp dụng cho tất cả mọi lĩnh vực trong công việc và cuộc sống của mình.
Như trước đây tôi đã rất nhiều lần lập kế hoạch giảm cân cho bản thân. Nhưng tôi chỉ quyết tâm và thực hiện được những ngày đầu. Nhiều lắm là trong 1 tuần lễ. Và rồi tôi bắt đầu mất kiên nhẫn vì thấy cân nặng cơ thể vẫn không có gì thay đổi. Tôi viện ra rất nhiều lý do cho rằng công việc, cuộc sống bận rộn để từ bỏ mục tiêu của mình.
Nhưng kể từ khi tôi bắt đầu chuyển sự tập trung vào việc xây dựng thói quen nhỏ mỗi ngày bằng cách đặt mục tiêu cho bản thân là sẽ tập yoga 1 tiếng/mỗi ngày. Và chỉ trong vòng 1 tháng kể từ khi tôi xây dựng cho mình thói quen mới đó. Nó đã thật sự hiệu quả đối với tôi. Tôi đã giảm được 4 kg.
Việc tập trung vào những bước nhỏ, thói quen mỗi ngày, góp phần mang lại hiệu quả cao hơn và có thể giảm bớt được phần nào sự không chắc chắn đối với những sự việc trong tương lai.

3 điều tối giản mà tôi đã làm để có thể thành công đạt được mục tiêu của mình.
– Tập trung: mỗi người sẽ có những điểm mạnh, yếu khác nhau. Không ai là toàn điện. Tôi tự nói với bản thân mình rằng: Tôi không thể giỏi hết tất cả mọi thứ. Vì vậy tôi chỉ có thể chọn một thứ và tập trung vào nó.
– Tôi thường chọn những nơi yên tĩnh, ít tiếng ồn để suy nghĩ và tìm ý tưởng cho nội dung bài viết. Trong quá trình viết bài, tôi sẽ tắt hết các trang mạng xã hội như facebook, youtube, những trang tin tức, thậm chí email (Tôi chỉ check mail vào buổi chiểu, sau khi đã hoàn thành xong những đầu việc quan trọng. Kể cả điện thoại tôi cũng sẽ để xa chỗ ngồi. Phòng trường hợp tôi sẽ trả lời điện thoại khi có tin nhắn tới. Điều đó sẽ gây mất tập trung cho tôi).
– Tính liên tục và đều đặn: sáng tạo là một quá trình chứ không phải là sự kiện. Cách để tôi có thể thực hiên được mục tiêu của mình là tập trung vào từng bước nhỏ, thói quen được lặp đi lặp lại mỗi ngày.
Rèn luyện tính kiên nhẫn: Có những lúc tôi cảm thấy chán nản, mất động lực và muốn từ bỏ vì những kết quả tôi nhận được không rõ ràng. Những khi ấy, tôi đặt cam kết cho bản thân dù cho kết quả như thế nào. Tôi cũng sẽ phải tiếp tục cho quá trình này.
Biểu hiện rõ ràng nhất của sự kiên nhẫn là hành động cam kết sẽ tiếp tục cho quá trình kể cả khi bạn chưa nhận được phần thưởng đó. Đừng tập trung vào mục tiêu. Mà thay vào đó hãy tập trung vào từng bước nhỏ. Chỉ cần bạn đủ sự tập trung và kiên định. Kết quả chắc chắn sẽ đến với bạn.