Sinh viên nên học gì để chắc chắn có việc làm? Làm sao để biết bản thân mình hứng thú với công việc gì khi đứng trước những nỗi lo âu trăn trở về tương lai. Và 3 lời khuyên mà giá như tôi biết được khi ở độ tuổi 18-20 chuẩn bị bước chân vào ngưỡng cửa đại học.
Và quan trọng nhất, là bắt đầu hành trình đánh thức đam mê tìm lại chính mình.
Nếu bạn là 1 sinh viên ngành kinh tế như tôi. Chắc chắn bạn sẽ được nghe qua cụm từ “ Thị trường ngách” ( hay Niches).
Niches
Được hiểu là một phân đoạn nhỏ của thị trường hay một khoảng trống thị trường với mục tiêu gồm một nhóm khách hàng riêng biệt. Doanh nghiệp lựa chọn thị trường ngách tức là tập trung nỗ lực cho phần lớn thị trường nhỏ chứ không cạnh tranh để giành thị phần trong thị trường lớn mà sẽ đi theo hướng kinh doanh theo nhu cầu của thị trường.
Nếu doanh nghiệp xác định được đúng Niche, sẽ giúp doanh nghiệp sẽ giảm được sự cạnh tranh. Nhưng vẫn tập trung phát triển được thế mạnh của doanh nghiệp.
Thật ra mỗi cá nhân chúng ta vẫn có thể tìm được Niche cho riêng mình. Và nếu bạn bỏ qua bước này , nó giống như việc bạn đi trong đêm tối mà không có đèn pin. Bạn không biết sẽ nên đi hướng nào và rồi bạn sẽ làm sao?
Đã có bao nhiêu bạn trẻ chọn trường, chọn nghề chỉ vì ngoan ngoãn làm theo lời bố mẹ. Hay là vì thấy bạn bè mình học nhiều, thậm chí là có người quen bảo học ngành đó sau này dễ xin việc. Để rồi cứ nhắm mắt đưa chân chọn đại , mà đã là chọn đại rồi thì chỉ có thể học đại thôi, vừa học vừa mông lung rồi tương lai mình sẽ ra sau.
Thậm chí có những bạn ngay cả khi đã ra trường rồi, vẫn chưa biết mình sẽ làm gì. Có bạn thì tìm đại 1 công việc rồi tính tiếp. Có bạn thì nhảy việc loạn xạ vẫn chưa tìm được bến đỗ thích hợp cho cuộc đời mình.
Có những bạn gắn bó nhiều năm, cứ tưởng là đã chịu dừng chân, hỏi ra mới biết là cũng chán nản đến tận cùng. Nhưng ngặt nỗi, giờ nghỉ thì sẽ làm gì, bản thân cũng không biết mình thích gì, liệu nghỉ xong thì có tìm được việc khác hay không. Bây giờ mà làm lại từ đầu có còn kịp hay không ?
Vậy làm sao để những thế hệ sinh viên đừng giẫm chân vào những thực trạng đó. Làm sao để tìm được Niche cho bản thân mình?
Đây sẽ là 3 yếu tố cơ bản, để giúp xác định được Niche cho cá nhân mỗi người.
Bạn là ai? Sở thích của bạn là gì?
Bạn thích gì, ghét gì, giỏi kỹ năng gì ? Bạn không giỏi kỹ năng gì?
Liệt kê toàn bộ sở thích có thể liên quan đến cái bạn sẽ làm.
Nếu bạn không giải quyết được những câu hỏi cơ bản đó, thì bạn sẽ vẫn cứ lang mang để đi tìm ý nghĩa cuộc đời mình.
Bạn thích gì, bạn đam mê điều gì, bởi đây sẽ là thứ tiếp thêm nguồn năng lượng cho bạn mỗi ngày mà không cần phải vay mượn từ người khác.
Việc tìm được sở thích đam mê cho bản thân, sẽ giúp bạn định hướng nghề nghiệp, lựa chọn, những quyết đinh. Để khi bạn dấn thân vào một dự án hay một công việc, bạn sẽ làm nó hăng hái hơn, xuất sắc hơn, sáng tạo hơn, và đương nhiên là sẽ thành công hơn.
Sở trường của bạn là gì?
Bạn giỏi về cái gì, bạn có khả năng ra sao và cần chuẩn bị thêm những gì?
Xác đinh được khả năng của bản thân, có những gì, bạn cần phải học thêm, bổ sung, trải nghiệm ra sao, để bổ sung hành trang dấn thân vào sự nghiệp.
Tất cả moị thứ đều phải cần thời gian, quá trình bạn rèn luyện, nó là cả một hành trình dài của sự nổ lực và cố gắng không ngừng.
Khả năng kiếm tiền?
Thị trường có nhu cầu và sẵn sàng trả tiền cho cái công việc bạn đang làm hay không ?
Bạn thích làm những điều to lớn, mơ mộng ra sao nhưng đến cuối cùng vẫn phải trở về thực tế.
Nói cách khác, Thị trường lao động hiện tại, nhu cầu xã hội có phù hợp và sẵn sàng trả tiền cho công việc bạn đang làm hay không?
Ví dụ
Trong hoàn cảnh và giới hạn gia đình, cá nhân, bản thân bạn đang phải đối mặt với những khó khăn nào?
Sẽ có những bạn chịu áp lực về kinh tế gia đình. Sẽ cần công việc nào mà có thể kiếm tiền vừa nhanh vừa nhiều và chắc chắn sẽ không có chỗ cho những công việc làm vì đam mê mà chẳng kiếm ra tiền.
Hay có những bạn thích làm những điều lớn lao phi thường. Trong khi ở thị trường lao động Việt Nam, ngành này không phù hợp hay chưa được phổ biến.
Như ngành Robot và Trí tuệ nhân tạo đang được xem như ngành có thể “hái ra tiền”. Nhưng hiện nay các trường đại học chưa thực sự đủ năng lưc, điều kiện vật chất và kỹ thuât để giảng dạy và sinh viên có thể thực hành.
Và bản thân tôi cũng đã từng trải qua giai đoạn đó.
Tôi cũng đã có thời gian gắn bó với công việc văn phòng ngày 8 tiếng, và cái công việc đã giữ chân tôi tận 3 năm, nếu như không có cái sự kiện ngày ấy:
Đó là 1 buổi chiều những ngày cuối năm, khi mà ngoài đường, người người, nhà nhà nô nức chuẩn bị sắm tết. Tôi thì vừa tan ca với đống hồ sơ deline cuối cùng của năm.
8h tối chạy xe ngoài đường, trời thì mưa lất phất. Lúc ấy nước mắt tự nhiên rớt, những câu hỏi liên tục xuất hiện trong đầu
Chẳng lẽ mình cứ làm việc như thế này cả đời hay sao?
Liệu tôi còn mấy năm nữa?
Cuộc sống tôi lúc ấy là những chuỗi ngày bắt đầu rời nhà từ lúc sáng sớm. Rồi lặn ngụp trong những núi tài liệu chất chồng. Đến khi kết thúc ngày làm việc, lê tấm thân mệt mỏi ra khỏi cơ quan thì là lúc mà ngoài đường đã lên đèn tự lúc nào.
Liệu tôi còn có đủ động lực để tiếp tục những guồng quay cứ được lặp lại như vậy, chỉ để cuối tháng nhận lại những đồng lương ít ỏi.
Nhìn bạn bè đi du lịch khắp nơi, up hình lung linh trên Facebook mà chỉ dám nhấn like rồi ngưỡng mộ.., và chợt nhận ra lâu lắm rồi tôi cũng chưa đi du lịch, tôi chưa sắm thêm bộ quần áo mới nào. nhìn lại tủ đồ thì chỉ toàn là đồ công sở…
Tôi chợt nhận ra, bản thân tôi có năng lực, tôi muốn làm việc. Nhưng tôi sẽ làm công việc mà ở đó bản thân tôi phải được tự do. Tôi phải tìm thấy được sự đam mê và mới mẻ. Tôi muốn được cống hiến, muốn chia sẻ trao đi giá trị cho mọi người.
Và tôi của ngày hôm nay, một con người tự do, tích cực. Tôi đã làm được.
Vậy còn bạn, bạn đã tìm thấy được niềm đam mê của bản thân hay chưa, nếu chưa thì hãy để lại cmt, tôi có thể chia sẻ và giúp được cho bạn.
Và tôi chỉ muốn lan toả những điều gía trị này đến mọi người. Vì tôi biết vẫn đang còn rất nhiều người ngoài kia vẫn đang còn loay hoay để tìm ra hướng đi cho cuộc đời. Và thật sự cảm giác ấy nó không hề dễ chịu mọi người ạ. Vì tôi cũng từng như thế nên tôi có thể hiểu rất rõ.
Nhưng không sao, tương lai mà, vừa đi vừa kiến tạo, điều chỉnh, thiết kế lại cái tư duy để giải quyết vấn đề thì cứ thế mà tiến tới thôi.
Bởi một khi bạn làm một thứ bằng sự đam mê của mình, bằng những kiến thức mà bạn có, những kĩ năng mà bạn rèn luyện, vì network bạn có sẵn, thì đó là lúc mà bạn làm hoài mà không biết mệt. Càng làm càng bị cuốn vào, bạn sáng tạo hơn, bạn luôn tìm thấy được tiềm năng và tìm cách khai thác nó mỗi ngày.
Chính những việc bạn làm sẽ sinh ra nguồn năng lượng và nhiệt huyết rồi nó lại lên tinh thần cho bạn tiếp tục trở lại công việc và không ngừng sáng tạo mỗi ngày.
Cứ thế mà nó vận hành, năng lượng này lại tiếp thêm cho năng lượng khác mà không cần ai phải động viên, truyền cảm hứng hay nhắc nhở gì cả.
Khi bạn ở trong trạng thái như vậy, là lúc bạn biết được rằng bạn đã tìm thấy được đam mê và thế mạnh của bản thân.