Skip to content
nguoithuongkhoinghiep.com

nguoithuongkhoinghiep.com

Một người đang đi – thông qua con chữ làm tấm gương phản chiếu để tự soi thấy chính mình

Menu
  • Bài viết
  • Tản văn
  • Chuyện viết
  • Ngẫu hứng
  • #nhatkynang
Menu

Cuộc đời đáng sống là cuộc đời có sự suy xét

Posted on 29/12/202411/10/2024 by admin

Lawrence Kohlberg, nhà tâm lý học người Mỹ, từng nói tới phát triển đạo đức, nhưng không có nghĩa là người trẻ cần tiếp nhận một hệ giá trị đạo đức sẵn có nào đó, mà ông nói tới khả năng suy ngẫm liên quan tới công bằng và công lý.

Theo Kohlberg, quá trình trưởng thành đạo đức có ba mức mà các cá nhân phải lần lượt đi qua chứ không thể nhảy cóc. Và khi đã đạt được một mức nhất định, con người sẽ không tụt xuống mức trước đó.

1. Mức đầu tiên được Kohlberg đặt tên là tiền quy ước.

Các cá nhân ở mức phát triển này không dùng các quy ước xã hội để định hướng cho ứng xử của mình. Ở mức này, “tốt” là những gì đem lại lợi ích cho bản thân, không dẫn tới sự trừng phạt.

“Tôi được cái gì?” là câu hỏi chủ đạo để định hướng hành vi cá nhân.

2. Ở mức phát triển thứ hai, mức quy ước.

Chúng ta có khả năng suy ngẫm vượt ra khỏi những lợi ích cá nhân. Người ở mức này coi những quy ước của cộng đồng là chuẩn mực của đạo đức. Họ mong muốn được người khác nhìn nhận mình để mình có một hình ảnh đẹp trong mắt người khác. Phần lớn người trẻ, trong quá trình phát triển của mình, sẽ dừng lại ở mức này.

3. Mức ba, mức cao nhất của sự trưởng thành đạo đức, được Kohlberg gọi là hậu quy ước.

Những người ở mức này coi luật lệ và quy định là cần thiết và hữu ích nhưng không quá cứng nhắt và họ sẽ sẵn sàng thay đổi nếu chúng đi ngược với quan điểm của họ về tự do và công lý. Họ hành xử theo niềm tin cá nhân về thế nào là lẽ phải, và niềm tin cá nhân này có thể đi ngược lại với những chuẩn mực của xã hội.

Khi nhìn một người từ bên ngoài ở cả 3 mức độ dường như đều giống nhau. Nhưng sự khác nhau nằm ở chỗ nếu một người ở mức 1 hành xử để cá nhân họ có được lợi ích nhiều nhất, thì những người ở mức 3 sẽ hành xử theo nguyên tắc đạo đức của cá nhân họ, điều mà họ cho là đúng với lương tâm của mình.

Trong xã hội, chỉ một số nhỏ cá nhân đạt được tới mức độ phát triển này. Ở mức 3, mức hậu quy ước, những quyết định của họ hoàn toàn được độc lập. Họ không bị tác động bởi quyền lực, vật chất, địa vị, họ chọn cho mình những giải pháp phù hợp để đảm bảo sự công bằng và công lý, nguyên tắc đạo đức của họ.

Nghiên cứu cũng đã chỉ ra nhiều người già vẫn nằm ở mức 1, trong khi một đứa trẻ mười lăm tuổi đã có thể xây dựng cho mình những suy nghĩ ở mức 3.

Một cá nhân dịch chuyển từ một mức lên mức tiếp theo không phải đơn thuần qua học được thông qua giáo dục, mà qua những khủng hoảng nội tâm, qua những lần tìm giải pháp để giải quyết vấn đề và qua đó dần nâng cao được nhận thức.

Mục tiêu của giáo dục trong gia đình và trong nhà trường là hỗ trợ để trẻ em và người trẻ đạt được mức độ phát triển cao nhất. Điều đó chỉ có thể xảy ra khi trẻ được sống trong một môi trường cởi mở, nơi chúng được tự do suy nghĩ, được rèn luyện và phát triển những góc nhìn đa chiều, được khuyến khích xây dựng quan điểm cá nhân và phản biện cái nhìn của người lớn mà không bị phán xét. Ngược lại khi trẻ thường xuyên đối diện với những lời chỉ trích và thường xuyên bị phủ nhận, thì chúng sẽ không thể trưởng thành lên được.

Kohlberg và các nhà tâm lý học phát triển khác, cho rằng sự độc lập trong tư duy của người trẻ là điều cần thiết và cần được ưu tiên.

Nhìn lại quá trình mình được nuôi dạy và lớn lên, từ việc học nghề, định hướng nghề nghiệp, đó có lẽ là những điều mà nhà trường, gia đình, xã hội luôn hướng chúng ta tới. Nhưng đó chỉ là một phần bề nổi, bởi yếu tố về tâm lý cũng đóng vai trò rất quan trọng.

Nên có lẽ cuộc đời đáng sống là cuộc đời có sự suy xét.

Vậy mình cần phải suy xét những điều gì?

Niềm tin

Tại sao mình tin những điều mình tin? Giá trị sống của mình là gì? Tại sao mình có những giá trị đó? Tại sao những giá trị đó quan trọng với mình?

Đây là khả năng self reflection, liên tục nhìn lại cuộc sống của mình. Điều gì thúc đẩy mình, tại sao mình làm cái mình làm. Sự đánh giá là dựa trên quá khứ những gì đã trải qua, nhìn lại quá khứ để điều chỉnh hiện tại và tương lai. Liên tục quan sát, liên tục đối chiếu, liên tục làm rõ, để hiểu được là điều gì thúc đẩy những thứ diễn ra trong cuộc sống của mình.

Tại sao mình lại theo đuổi điều này? Tại sao mình lại có cảm xúc trôi nổi như vậy? Mình có chạy theo đám đông không?

Giữ vững bản thân khi ở trong đám đông là một điều khó vô cùng. Ngay cả Socrates, Cato hay Laelius cũng nhận thấy sự lay động trong tâm trí họ bởi những suy nghĩ quá khác biệt của đám đông. Còn chúng ta, những người chỉ mới bắt đầu hành trình rèn luyện bản thân mình, chắc chắn sẽ không thể chịu được ảnh hưởng từ những quy chuẩn sai lệch ấy.

Những niềm tin cũ sẽ phù hợp với mình ở thời điểm đó, khi mình bám vào những niềm tin đó để trốn tránh không dám đối diện tương tác. Nhưng khi mình có được những góc nhìn mới, mối quan hệ mới mang lại cho mình những niềm tin mới, sự an toàn, đó là lúc bản thân dần có sự thay đổi.

Đây là thời điểm mà mình có niềm vui tự thân, khả năng tự đánh giá bản thân đủ tốt thì mình sẽ có được sự vững vàng. Khi đã có sự vững vàng từ bên trong từ đó cũng dễ dàng hơn trong chuyện khám phá thế giới bên ngoài, vì đã có được nền tảng vững chắc để dám trải nghiệm, dám thử và sai, cũng không còn sợ khi phải đối diện với nhận xét của người khác.

Rất khó để biết được mình thích điều gì nếu mình chưa từng trải nghiệm, đó là lý do để nói rằng câu trả lời đến từ bên trong chính mình và nếu muốn có câu trả lời bên trong bắt buộc mình ra bên ngoài và trải nghiệm.

Ngày trước thường trực bên trong tôi là một cảm giác bất an vô định, khi không có câu trả lời cho chính mình, vì mình chưa có được khả năng nhận diện, chưa hiểu mình và chưa có được khả năng giải mã, nên luôn muốn chạy ra bên ngoài để tìm sự hỗ trợ và cho đến cuối cùng thì vẫn không có được câu trả lời. Bởi câu trả lời mình cần nó mang tính cá nhân, mình mới là người có đủ dữ liệu, những người xung quanh sẽ không đủ dữ liệu, họ sẽ không thể hiểu và xâu chuỗi hết những dữ liệu của mình.

Mục đích sống

Khi hỏi một ai đó rằng mục đích sống của họ trong cuộc đời này là gì, thì hầu hết sẽ trả lời rằng mục đích là muốn được sống hạnh phúc, sống để trải nghiệm, để có được niềm vui, có được sức khoẻ để cảm nhận được niềm vui và hạnh phúc.

Hay có người sống vì chồng, vì con, sống để chăm lo cho gia đình.

Cả một đời sống vì con cái, luôn muốn làm những thứ tốt nhất cho con, các bậc phụ huynh chăm sóc rất tốt về đời sống thể chất nhưng còn đời sống tinh thần thì sao? Có lẽ ẩn sau những hành động yêu thương đó vẫn phục vụ nhu cầu của họ nhiều hơn, họ muốn có được sự hãnh diện khi con cái mình có thành tích, họ không dễ dàng thừa nhận những khiếm khuyết của đứa trẻ, họ muốn cuộc sống của họ ít nhất có được giá trị với một ai đó, cảm thấy có tác động đến những người xung quanh.

Và nếu nhìn kĩ hơn vào khung nhận thức ta sẽ thấy rằng đó là những mục đích không vững vàng, nó có thể bị ảnh hưởng hay đổ vỡ bất kì lúc nào (điển hình là sự nổi loạn, chống đối từ con trẻ). Niềm hạnh phúc mà nếu phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài thì đó là hạnh phúc vô cùng mong manh, và có lẽ sự bình an, hài lòng, mãn nguyện sẽ không kéo dài lâu được.

Mục đích sống cũng như hạnh phúc vậy, vì là mang tính cá nhân nên sẽ không có một câu trả lời nào là duy nhất hay cụ thể, cũng sẽ không có đúng sai, mỗi người sẽ có thể tự tạo ra câu trả lời cho chính mình, câu trả lời sẽ không theo một khuôn mẫu nào cả.

Một trong những lý do tôn giáo thu hút được mọi người là vì nó cho con người ta một câu trả lời có sẵn, nhiệm vụ của họ chỉ cần có niềm tin và làm theo lời của đấng tối cao, đấng sáng tạo, đấng toàn năng nào đó là họ sẽ có được một cuộc đời ý nghĩa.

Tôn giáo mang lại ý nghĩa gì cho cuộc sống của con người. Tôn giáo dẫn dắt con người trước những quyết định, những khó khăn. Tôn giáo cho con người hy vọng, mang đến cho con người câu trả lời. Tôn giáo thường nhắc đến những nhân quả. Nhân là những hành động, lời nói, suy nghĩ, cách mình tương tác với những người xung quanh, những thói quen hằng ngày, đều tạo ra quả.

Nhưng có đôi lúc tôn giáo vẫn không thật sự thuyết phục được con người.

Ví như vẫn có những người khi đối diện với những mất mát quá lớn, họ đã cầu nguyện nhưng vấn đề vẫn không được giải quyết, vẫn không vơi được những khổ đau. Họ đã cống hiến hết mình cho Chúa, đã làm theo những điều Phật dạy, nhưng sao khổ đau vẫn đến với họ. Họ luôn không ngừng những câu hỏi: Tại sao lại là họ? Tại sao họ lại phải chịu đựng những khổ đau này?

Đó là lúc tôn giáo không còn cho họ câu trả lời thuyết phục, là lúc họ bắt đầu nhìn thấy những lỗ hỏng, bởi tôn giáo suy cho cùng cũng được tạo nên bởi con người, nên vẫn sẽ có những sai xót.

Cho đến cuối cùng thì tôn giáo cũng chỉ là một trong những nguồn tạo ra ý nghĩa cho cuộc đời này. Vậy nên bản thân chúng ta cần có được sự vững vàng, hiểu mình, hiểu được những trải nghiệm, những bài học ẩn sau những trải nghiệm, mới có thể xây dựng thế giới quan của mình trở nên rõ ràng hơn. Mình biết tại sao mình đang làm cái mình đang làm.

Và khi đã có được sự vững vàng từ bên trong chính mình rồi thì khi tìm đến tôn giáo, tôn giáo sẽ là một trong những nguồn bổ sung thêm cho ý nghĩa cuộc sống của mình.

Nhà văn Cao Huy Thuần cũng từng nói: “Không gì bất bình an bằng mê tín. Bất bình an đưa đến mê tín. Mê tín tạo thêm bất bình an. Cái này tạo ra cái kia. Chỉ vì không biết tự tin. Chỉ vì không biết trong ta có Phật”.

Ý nghĩa cuộc sống nằm ở chỗ, thật ra trước giờ nó đã có rồi, nhưng quan trọng là mình không thấy nó, không hiểu và không giãi mã được những bài học mà trải nghiệm mang đến. Vì bản chất của ý nghĩa là đi tìm, trải nghiệm và giãi mã.

Liên tục trải nghiệm để tạo nên một cuộc đời đáng sống.

.

.

.

.

.

Nhận bản tin mới nhất! 🎁

Đăng ký để nhận bài viết mới nhất từ ​​nguoithuongkhoinghiep.com!

Nguoithuongkhoinghiep.com

Check your inbox or spam folder to confirm your subscription.

close
Bản tin mới nhất!

nguoithuongkhoinghiep.com

Check your inbox or spam folder to confirm your subscription.

Bài Viết Mới Nhất

  • Một đêm đen
  • #nhatkynang – Ta vụng về
  • Bình an quá lại không quen.
  • #nhatkynang- Những điều bên cạnh
  • #nhatkynang – Giá mà mình

Categories

  • #nhatkynang (143)
  • Bài viết (325)
  • Chuyện viết (29)
  • Ngẫu hứng (40)
  • Tản văn (280)
  • Uncategorized (108)

Tôi không đặt quảng cáo cho Blog vì muốn bạn đọc có được những trải nghiệm tốt nhất khi đọc các bài viết của tôi. Bạn có thểmời tôi một cốc cà phê, để tôi có thể sáng tạo và duy trì tiếp tục trên nền tảng này.

Về tác giả

Mỗi người rồi sẽ tìm thấy được phiên bản của chính mình. Tìm thấy mục đích và ý nghĩa trong cuộc sống nó cũng giống như ta đang bắt đầu chặng hành trình khởi nghiệp để đi tìm thấy chính mình.