Skip to content
nguoithuongkhoinghiep.com

nguoithuongkhoinghiep.com

Một người đang đi – thông qua con chữ làm tấm gương phản chiếu để tự soi thấy chính mình

Menu
  • Bài viết
  • Tản văn
  • Chuyện viết
  • Ngẫu hứng
  • #nhatkynang
Menu

#nhatkynang – Nếp nhà

Posted on 11/01/202411/01/2024 by admin

Nếp nhà thể hiện qua cách mẹ dạy con gái nấu ăn trong căn bếp nhỏ.

Mẹ nàng nấu ăn rất ngon, mẹ nói ngày xưa bà ngoại nấu ăn cũng rất ngon, nên mẹ học được từ ngoại.

Giờ đây mẹ cũng dạy nàng nấu ăn, mẹ hay bảo, con gái phải biết nấu ăn, nào là nữ công gia chánh gì ấy, lúc ấy cũng chẳng biết đó là gì, chỉ nhớ nhất mấy lúc mấy cắt cắt gọt gọt mấy cái rau củ để mẹ cho vào nồi.

Cơm sẽ nấu khô một chút, thức ăn sẽ được hầm nhừ một chút, trên mâm cơm lúc nào cũng sẽ có một chảo cá kho quẹt. Mẹ bảo ngày xưa nhà nghèo lắm, chẳng có tiền nhiều mua thịt cá ăn đâu, chỉ có chảo cá kho là sống qua ngày, riết rồi thành thói quen đến tận bây giờ.

Lớn một chút, được mấy dịp đi chơi nhà bạn, nàng phát hiện thấy thói quen nấu nướng ở nhà mình và những gia đình khác là hoàn toàn không giống nhau. Ví dụ như canh rau củ lúc nào mẹ cũng hầm thật mềm, mẹ nói vậy cho ngọt nước. Còn nhà người khác thì chỉ nấu vừa chín tới để rau củ vẫn giữ được độ tươi và giòn. Hay mẹ nàng thì thích cho nước mắm vào canh thay cho muối, còn nhà người khác thì không.

Bỗng nhận ra rằng những thói quen bếp núc nhỏ nhặt hằng ngày, ấy vậy mà sẽ luôn đi theo mỗi người trong suốt quá trình trưởng thành. Như một nếp nhà đã ăn sâu vào tiềm thức từ thời một đứa bé gái tập tành bếp núc phụ mẹ.

Nếp nhà thể hiện trong cách ăn ở, sinh hoạt gia đình.

Nếp nhà trong nàng là thói quen cả nhà quây quần trên mâm cơm gia đình.

Từ bé gia đình nàng có thói quen là đến giờ cơm tất cả mọi người phải có mặt đầy đủ và ăn cơm cùng nhau và tuyệt đối không được bỏ bữa. Thói quen này nhắc nhở nàng về tầm quan trọng khi mọi người trong gia đình được ở bên nhau.

Nào là khi ăn sẽ không được uống nước. Là gắp thức ăn gọn gàng vào chén, không được dùng đũa xốc vào đĩa thức ăn. Là ăn uống gọn gàng không rơi vãi, và hết bữa thì chén phải sạch trơn, không được còn hạt cơm nào dính lại trong chén. Vì bỏ cơm thừa là mang tội, như mẹ thường nói.

Nàng thực hành những điều này và xem nó một thói quen, nếp sống của gia đình.

Lớn lên một chút đọc được nhiều bài báo có nói khoảng thời gian cả gia đình quây quần ăn cơm cùng nhau, đó lúc tình cảm giữa các thành viên được kết nối nhiều nhất.

Một vài nghiên cứu tâm lý học đã chỉ ra rằng: Sự quây quần bên nhau là phương pháp quan trọng giúp một đứa trẻ có ý thức rõ ràng hơn về sự gắn kết. Việc được sinh trưởng trong một gia đình luôn đầy ắp những câu chuyện khi cả nhà luôn quây quần trên mâm cơm và khi tất cả các thành viên cùng tụ họp đông đủ, cuộc sống của đứa trẻ sẽ luôn được củng cố với sự liền mạch và liên tục, đây chính là 2 yếu tố cực kì quan trọng giúp đứa trẻ có thể đối mặt với những vấn đề căng thẳng và áp lực trong cuộc sống.

Có mấy dịp sang nhà họ hàng chơi, thấy mấy đứa nhỏ con của bác, đứa nào ăn cơm xong cũng rơi vãi đầy đất, trong chén lúc nào cũng còn thừa cơm. Và tự nhủ rằng những đứa trẻ này thật không ngoan.

.

Nếp nhà không chỉ dừng lại ở cách mẹ dạy con gái nấu ăn, cũng không chỉ là những thói quen trên mâm cơm gia đình, mà còn là trong cách suy nghĩ, cách ứng xử mà cha mẹ uốn nắn cho những đứa con ngay từ lúc chập chững nhận thức về cuộc sống.

Ngày bé, cha dành nhiều thời gian để rèn giũa nhân cách của nàng, uốn nắn nàng trong cách hành xử, giao tiếp với những người xung quanh. Cha bảo tiền thì cũng quan trọng, cha có thể yêu thương con, chiều chuộng con hết mực, nhưng vẫn sẽ giáo dục về đạo đức, cách sống, bởi nhân cách con người vẫn là quan trọng hơn thảy.

Thời điểm ấy nàng mới học tiểu học, lứa tuổi vô âu vô lo, nên cũng chẳng hiểu hết được những lời cha nói. Chỉ biết nghe theo vì cha bảo vậy. Cha dạy nàng học được cách giao tiếp với người lớn từ thuở ấy. Cha dạy cho nàng thói quen thưa hỏi khi đi về, kính trọng người lớn tuổi, sống phải biết chia sẻ, quan tâm và giúp đỡ những người xung quanh.

Đến tận bây giờ nàng thấy cha vẫn là một người mẫu mực như thế, có mấy lúc thấy cha giúp đỡ người khác, mà đôi khi nhận cả phần thiệt về mình.

Có lẽ chính vì nếp sống giản dị của gia đình mà nàng vẫn có thể giữ cho tâm mình bình an, giữ cái thiện, giữ sự kiên định vững chãi và luôn tin vào chính mình, giữ cái nhìn nhân văn và tràn ngập yêu thương với cuộc đời này. Mặc cho cuộc đời này có khó khăn và khắc nghiệt thế nào đi chăng nữa.

Rời nhà lên thành phố trọ, hành trang mà nàng mang theo là cách sống tự lập.

Mặc dù vẫn có nhiều lúc lạ lẫm bỡ ngỡ với mọi thứ xung quanh, thấy bản thân sao mà nhỏ bé và yếu duối quá, lúc đó chỉ muốn gọi cho về cho mẹ, để kể lể, để khóc lóc, chỉ muốn được về nhà. Nhưng rồi lại thôi, vì biết làm vậy mẹ sẽ buồn, sẽ lo lắm.

Sau này lớn lên, xa nhà, được đi nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người, nhiều lần được làm quen với nhiều nếp nhà khác, cũng nhìn thấy nhiều sự khác biệt với những gì nàng đã được nuôi dạy. Thoáng bối rối, tự hỏi chính mình, vậy đâu mới là đúng. Những chuẩn mực đạo đức mình từng nuôi dưỡng có còn đúng và phù hợp nữa hay không?

Bước vào đời với nhiều thứ phải thích nghi, phải học, nếu cần thiết phải bỏ bớt đi những nếp nhà đã được dạy.

Như việc sống xa nhà, công việc bận rộn chiếm hết thời gian nên cũng thưa dần những bữa cơm gia đình. Thay vào đó bữa cơm bụi khô khan cần ly nước lọc bên cạnh để không bị ngẹn. Ra đường đôi lúc cần phải chạy đua, tranh lấn để kịp giờ làm, vì tối qua thức khuya nên dậy trễ.

Rồi mỗi ngày nhìn rõ hơn cái cách người ta đối xử nhau ở xã hội, thấy nhiều người xung quanh cũng dần thay đổi khác đi. Sống từng ngày với guồng quay công việc, chẳng còn bận tâm nhiều đến những thứ xung quanh, chợt thấy mình ngày càng lạnh lùng và thờ ơ hơn. Vật chất nhiều nhưng khát khao cũng ngày một nhiều.

Mình khác nhiều quá.

Ngày bé mình đâu sống như vầy?

Những điều cha mẹ dạy, đâu hết rồi?

Lại nhớ về những ngày bình yên bên gia đình. Có lẽ sâu trong tim nàng vẫn luôn còn những nếp nhà mà cha và mẹ đã dạy. Nó vẫn ở đó, vẫn ở sâu trong tim nàng, không hề mất đi, chẳng qua là nàng đã quá bận rộn và bỏ quên chúng mà thôi.

Giờ đây nàng bắt đầu nhắc nhở bản thân tập lại cách sống mà cha mẹ đã dạy.

Giữ cho tâm luôn tĩnh lặng và bình thản, hết lòng với người khác và sống tốt mỗi ngày.

Cuối cùng rồi con người sinh ra cũng chỉ muốn có thế thôi, bình an, vui vẻ hạnh phúc bên gia đình, người thân, ăn trọn vẹn một bữa cơm, chia sẻ trọn vẹn một câu chuyện, cười trọn vẹn một khoảnh khắc gần gũi & kết nối.

.

.

.

.

Nhận bản tin mới nhất! 🎁

Đăng ký để nhận bài viết mới nhất từ ​​nguoithuongkhoinghiep.com!

Nguoithuongkhoinghiep.com

Check your inbox or spam folder to confirm your subscription.

close
Bản tin mới nhất!

nguoithuongkhoinghiep.com

Check your inbox or spam folder to confirm your subscription.

Leave a Reply

You must be logged in to post a comment.

Bài Viết Mới Nhất

  • Một đêm đen
  • #nhatkynang – Ta vụng về
  • Bình an quá lại không quen.
  • #nhatkynang- Những điều bên cạnh
  • #nhatkynang – Giá mà mình

Categories

  • #nhatkynang (143)
  • Bài viết (325)
  • Chuyện viết (29)
  • Ngẫu hứng (40)
  • Tản văn (280)
  • Uncategorized (108)

Tôi không đặt quảng cáo cho Blog vì muốn bạn đọc có được những trải nghiệm tốt nhất khi đọc các bài viết của tôi. Bạn có thểmời tôi một cốc cà phê, để tôi có thể sáng tạo và duy trì tiếp tục trên nền tảng này.

Về tác giả

Mỗi người rồi sẽ tìm thấy được phiên bản của chính mình. Tìm thấy mục đích và ý nghĩa trong cuộc sống nó cũng giống như ta đang bắt đầu chặng hành trình khởi nghiệp để đi tìm thấy chính mình.