Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam chỉ có 30% số người đọc sách thường xuyên, 26% không đọc sách và 44% thỉnh thoảng mới đọc sách. (số liệu thống kê ngày 17 tháng 4, 2022).
Bộ trưởng bộ truyền thông từng phát biểu rằng, tỷ lệ người việt nam đọc sách càng ngày càng ít. Trung bình một người Việt Nam đọc 4 cuốn sách trong năm. Nếu trừ đi 2 cuốn sách giáo khoa. Thì người Việt Nam đọc trung bình 2 cuốn/năm. Nếu tính theo số giờ đọc. Người Việt Nam đọc trung bình 1 giờ/tuần. Trong khi đó các nước trên thế giới như: Nhật bản đọc 4 giờ/tuần. Đài Loan đọc 5 giờ/tuần. Ấn Độ 11 giờ/tuần.
Vậy vì sao sách lại quan trọng?
“Knowledge is power”
Sách chính là con đường dẫn chúng ta đến những nơi mà không bao giờ ta có thể đến được. Hoặc gặp những người mà ta không bao giờ có thể gặp được. Ví dụ như có những tác giả họ đã mất đi. Nhưng chỉ có kiến thức là những gì tinh tuý nhất mà họ đã để lại cho nhân loại.
Những ý tưởng, cách tư duy, những trải nghiệm. Mà có lẽ chúng ta sẽ không bao giờ có cơ hội để thử nghiệm 1 cách trực tiếp. Do đó sách chính là con đường ngắn nhất để ta có thể kết nối với những con người vĩ đại, với những bộ óc thay đổi toàn bộ thế giới ngoài kia.
Từ đó ta có thể mở rộng thế giới quan của mình. Ta thường có xu hướng đóng khung tư duy chính mình. Và sách sẽ chính là con đường mở rộng tư duy, thế giới quan cho ta.
Dù là bất kỳ kiến thức nào, ở bất kì lĩnh vực nào: Kinh tế, đời sống, tâm lý, tư duy, kinh doanh, thiền, đầu tư, khởi nghiệp..v.v. Luôn có những tác giả, những nhà khoa học ngoài kia họ đã dành cả đời để nghiên cứu. Để viết nên những cuốn sách vô cùng giá trị.
Đọc sách giúp ta trở nên khôn ngoan hơn. Đọc sách giúp ta quên đi lo lắng. Đọc đúng sách sẽ giúp bảo vệ đời sống sức khoẻ tinh thần của chúng ta. Nó giống như nguồn thức ăn, dinh dưỡng cung cấp cho não bộ mỗi ngày. Đọc sách chính là cách tốt nhất giúp trau dồi tâm trí một cách tinh tế. Nếu con người không đọc sách, họ sẽ sống, chỉ là đang sống vô vị từng ngày. Nếu ta siêng năng đọc sách, có thể giúp mài giũa tính tình, không còn dễ nóng nảy, cũng không còn quá để ý đến lời nói hay cái nhìn thị phi từ người khác nữa.
Trong thời đại phát triển nhanh của mạng xã hội và công nghệ như hiện nay. Chúng ta đang có rất nhiều phương tiện để chọn lựa cho việc tiếp thu một lượng kiến thức mới nào đó. Phim ảnh, mạng xã hội, sự phát triển của nền tảng video ngắn như: Youtube, Tiktok, Reel ..nhưng tôi vẫn khuyến khích bạn nên đọc.
Tại sao lại như vậy?
Tất cả những kiến thức nào liên quan đến visual (hình ảnh) như: tranh, phim ảnh…đều thuộc về mặt lý trí của não trái.
Còn việc đọc sách sẽ mang lại lợi ích về mặt phát triển não bộ nhất là não phải. Bởi trong sách có những hình ảnh giúp ta có thể tưởng tượng bên ngoài thực tế. Những gì có liên quan đến câu chữ, ta mường tượng ra được bức tranh khi đọc. Những câu chữ đó sẽ vận dụng đến trí tưởng tượng. Và trí tưởng tượng sẽ thuộc về não phải.
Não phải sẽ là phần mở để giúp chúng ta đi lên theo hướng mở mang con người. Hiểu biết của chúng ta. Chỉ có qua con chữ ta mới thâm nhập sâu hơn vào tri thức. Mở cánh cửa trí tuệ cho riêng mình. Chính vì vậy tôi vô cùng khuyến khích các bạn nên đọc sách.
Vậy làm sao để duy trì và rèn luyện thói quen đọc sách và làm sao để có thể hoàn thành được một quyển sách đây.
Dưới đây là 4 lời khuyên tôi dành cho bạn, nếu muốn rèn luyện kỹ năng đọc sách chủ động.
1. Chọn lựa sách trước khi đọc
Trước khi bắt đầu muốn đọc một quyển sách nào đó, bạn có thể xem kĩ review hoặc có thể đọc trước một vài chương đầu. Để xem trước nội dung đó có phù hợp với mình hay không. Đừng chỉ mua vì thấy mọi người bảo là hay, vì quyển sách đó nằm trong top best seller nào đó, hay vì bìa đẹp bắt mắt. Đôi khi ta chọn sách không phải vì nó hay nhất, bán chạy nhất, hay nhiều người đọc nhất, mà là ta chọn sách phải phù hợp với bản thân trước đã.
Nhiều năm gần đây tôi thường chọn sách bằng cách xem những kênh review sách trên facebook hay youtube. Ví dụ như kênh của anh Trường Vui Lên. Một trong những kênh mà tôi hay xem về review sách. Bằng lối nói dễ thương, chân thật, câu từ dễ hiểu, tóm tắt nội dung sách một cách chi tiết, đi kèm những đánh giá chân thật, điểm trừ , điểm cộng về mỗi cuốn sách. Từ đó đưa đến những review tốt nhất cho người đọc.
2. Đọc với phương pháp chủ động
Khi đọc sách hãy kết hợp với 1 cây bút trên tay. Đừng sợ sách bẩn hay dơ khi viết lên ấy. Bởi khi đọc với cách gạch chân những cụm từ đó là ta đang đọc với hình thức chủ động.
Bất kỳ khi nào ta đọc một quyển sách hay tài liệu gì. Khi đọc đến những đoạn văn ta thấy tâm đắc. Hãy dùng bút highlight lại. Hoặc viết ra những suy nghĩ cá nhân bên lề trang giấy ngay cạnh đoạn văn đó.
Khi ta đọc với phương pháo chủ động. Giống như việc ta đang đối thoại với tác giả. Nó sẽ giúp ta có thể tư duy sâu và nhớ lâu hơn. Cách đọc chủ động này cũng sẽ bạn tỉnh táo hơn. Không bị buồn ngủ trong quá trình đọc. Vì ta đang liên tục tương tác với sách. Não liên tục được vận động, kết nối tư duy sâu.
3. Tạo môi trường đọc hiệu quả
Đặt sách ở vị trí dễ dàng nhìn thấy, trên bàn làm việc, đầu giường, hoặc ở bất cứ đâu đó để ta có thể nhìn thấy nó ngay lập tức. Giống như việc nhắc nhở : “Bạn phải đọc sách rồi” Tạo môi trường thoải mái để đọc sách.
Tìm nơi thoải mái để đọc sách, hoặc bật một bản nhạc không lời để có thể dễ dàng tập trung hơn. Hay đốt 1 cây nến thơm, một chiếc đèn xông tinh dầu. Tóm lại là hãy tạo ra một môi trường thật thoải mái để có thể đọc sách hiệu quả nhất.
4. Đừng quá khắt khe với bản thân
Đôi khi ta thường được nghe chia sẻ từ những người thành công rằng: ”Hãy cố gắng đọc hết một quyển sách”. Có thế ta mới có thể mở rộng tư duy và phát triển bản thân được.
Nhưng đối với bản thân tôi, thậm chí có một vài quyển sách khi tôi đã mua về rồi. Nhưng tôi vẫn không sao có thể đọc hết được. Bởi tôi thấy nó quá khô khan, những lời khuyên đó không phù hợp với tư tưởng, suy nghĩ trong đầu mình.
Những khi ấy tôi cho phép bản thân được dừng cuốn sách đó lại. Vậy nên hãy coi sách như người bạn của ta. Nếu cả 2 cùng mục tiêu, định hướng thì ta sẽ tiếp tục đồng hành. Còn nếu không thì ta hãy dừng lại, để đi tìm hướng đi mới phù hợp hơn.
Vậy nên đến cuối cùng, đừng gây áp lực cho bản thân về việc đọc sách ra sao. Hay xem việc đọc sách như là thướt đo về thành công, về giá trị của một con người.
Bởi đôi khi không phải cứ đọc sách nhiều mới là người thành công. Hãy để nó là một trải nghiệm tự nhiên. Hãy đọc sách với một tâm thế tích cực, thoải mái và thư giãn. Hãy xây dựng thói quen mang đến niềm vui khi đọc sách.
Đó mới chính là động lực, ý nghĩa của việc đọc sách. Đọc sách là để cho chính mình. Không cần thiết phải chứng minh cho bất kì ai cả.