Skip to content
nguoithuongkhoinghiep.com

nguoithuongkhoinghiep.com

Một người đang đi – thông qua con chữ làm tấm gương phản chiếu để tự soi thấy chính mình

Menu
  • Bài viết
  • Tản văn
  • Chuyện viết
  • Ngẫu hứng
  • #nhatkynang
Menu
sức mạnh của câu chuyện

Sức mạnh của câu chuyện

Posted on 05/10/202305/10/2023 by admin

Câu chuyện như một đoạn phim ngắn ghi lại cuộc đời của mỗi người, khiến cho người nghe dễ đồng cảm và thấu hiểu. Và bởi một trong những yếu tố tạo nên sự gắn kết đó là cảm xúc từ những câu chuyện mang lại.

Vì cảm xúc là ngôn ngữ dễ dàng tạo nên sự kết nối giữa trái tim và trái tim.

Câu chuyện với những mất mát, đau thương, làm cho người nghe cảm động và thương xót. Câu chuyện hi hữu hằng ngày mang lại cho người nghe tiếng cười. Còn những câu chuyện về sự quả cảm làm cho người nghe được truyền cảm hứng và có sự nể phục.

Khi chúng ta kể cho nhau nghe về những câu chuyện, hay một điều gì đó xảy đến cuộc đời ta, hành trình ta trải qua thế nào, mọi thứ thay đổi ra sao, thì điều chúng ta đang thật sự trao đi chính là cảm xúc, chứ không phải là những sự kiện rời rạc đã xảy ra, bởi thời điểm thuật lại thì câu chuyện đó đã trở thành kí ức của quá khứ rồi.

Những yếu tố về cảm xúc khiến những câu chuyện thần thoại, truyền thuyết mang nhiều ý nghĩa về mặt giáo dục. Thông qua từng câu chuyện, diễn biến tâm lý từng nhân vật, mang lại cho người nghe nhiều cảm xúc và sự đồng cảm sâu sắc.

Khi đắm mình vào những nhân vật, hiểu được những khó khăn, những suy nghĩ, nỗi niềm của họ, những ước mơ, đam mê chưa có cơ hội được thành hình, hy vọng rồi lại thất vọng, có cả sự phẫn nộ, căm phẫn. Ta thấy trái tim mình thổn thức, như thể trải qua đầy đủ những khung bậc cảm xúc của nhân vật ấy.

Chúng ta cảm thấy thích thú khi được sống và trải nghiệm thông qua nhân vật người hùng từ những câu chuyện. Bởi trải qua suốt hành trình và diễn biến của câu chuyện đó, nhân vật người hùng đã có nhiều sự thay đổi và chuyển hoá theo thời gian. Rồi qua những sự thay đổi đó, chúng ta thấy được nhiều bài học ý nghĩa và giá trị.

Ta có được sự đồng cảm với nhân vật người hùng, thấu hiểu, tình yêu thương, từ những nhịp đập của trái tim. Vậy nên từ xưa những tôn giáo đã kêu gọi kể chuyện để củng cố niềm tin cho con người.

Như Marshall Ganz Giáo sư tại Trường Quản lý Nhà nước Harvard Kennedy viết:

“Những câu chuyện là cách chúng ta học cách đưa ra lựa chọn. Những câu chuyện là cách chúng ta học cách tiếp cận các nguồn lực đạo đức và cảm xúc mà chúng ta cần để đối mặt với những điều không chắc chắn, những điều chưa biết và những điều bất ngờ một cách có ý thức.”

.

Và nếu cuộc đời này là 1 câu chuyện thì mỗi chúng ta đều là nhân vật chính cho câu chuyện cuộc đời mình.

Chúng ra không có quyền lựa chọn câu chuyện cho cuộc đời mình, cũng như nguồn gốc bắt đầu câu chuyện và còn một vài điều khác ta không thay đổi được như lựa chọn bối cảnh, xuất thân, chúng ta sinh ra ở đâu, khi nào, bố mẹ là ai, màu da sắc tộc ta đang mang là gì, những tổn thương nào mà ta phải mang theo trong suốt quá trình trưởng thành…Tất cả đều nằm ngoài tầm kiểm soát, đã được định đoạt trước, hay nói cách khác chúng ta không thể nào quyết định được phần mở đầu của câu chuyện.

Nhưng bản thân ta có quyền chọn lựa cách phản ứng với sự việc đó. Ta có thể đau khổ hoặc hi vọng, có thể tuyệt vọng hoặc hạnh phúc. Ta luôn có sự lựa chọn, một cơ hội để nắm trong tay quyền kiểm soát.

Chúng ta không thể chọn một cuộc sống vắng mặt khổ đau, nhưng chúng ta có thể chọn để được tự do và trở nên mạnh mẽ hơn từ chính những khổ đau đó.

Chúng ta sẽ nhận ra rằng cuộc đời mình diễn ra thế nào, vui sướng hay khổ đau, chính bản thân mình là người chịu trách nhiệm nhiều nhất. Và để trở thành một người hùng, trước hết ta phải sẵn sàng đối diện và can đảm nhận lấy hoàn toàn trách nhiệm về bản thân mình trước thảy.

Hành trình người hùng: nhân vật gặp những khó khăn, áp lực, mất niềm tin vào bản thân, sau đó tìm được người hướng dẫn và có quá trình thực hành những kỹ năng mới, đến cuối cùng là thay đổi cuộc sống của chính mình.

Hành trình người hùng là kiểu kể chuyện dễ đọc và dễ hiểu, nó khiến cho người đọc dễ liên hệ tới bản thân. Xem bản thân đang ở đâu trên hành trình của người hùng. Để từ đó bước ra khỏi vùng an toàn, bắt đầu tiến về phía trước.

Khái niệm về người hùng không có nghĩa là ta phải có khả năng làm được những việc phi thường, phải tạo ra được những thành tựu vĩ đại cứu rỗi cả thế giới, hay phải xoá bỏ hết mọi bất công rào cản trong xã hội. Mà đơn giản người hùng chỉ là một lối tư duy, một tập hợp những thói quen cá nhân, một cách nhìn nhận bản thân để trở thành người hùng.

Trở thành người hùng cũng đòi hỏi sự can đảm về mặt đạo đức. Và bên trong mỗi chúng ta đều có một người hùng đang chờ đợi cơ hội được xuất hiện, chỉ là bấy lâu nay ta đã vô tình bỏ quên mà thôi.

Thứ tạo nên những câu chuyện và làm cho người hùng ấy xuất hiện chính là những tình huống nhỏ nhặt hằng ngày trong cuộc sống: ví dụ như một hành động tử tế giúp đỡ người khác. Một sự phát tâm từ bi, dành tình yêu thương, mong muốn mang lại mọi điều tốt đẹp cho những người xung quanh. Đây là một thông điệp về niềm hi vọng, gìn giữ tình yêu, một tâm hồn tự do ngay cả trong những thời khắc khó khăn nhất của cuộc sống.

Khái niệm người hùng chính là cơ hội cho tất cả những ai đang cố gắng giải thoát bản thân khỏi đớn đau và sầu khổ.

Dù cho ta là ai, dù cho cuộc sống có đang đầy rẩy những tổn thương và bế tắt, dù cho công việc có chán chường đến mức nào, dù ta có đang bị chôn vùi thanh xuân cho một cuộc hôn nhân thất bại, dù cho cuộc đời này có lấy đi quá nhiều thứ của ta, thì bên trong ta luôn có những người hùng sẵn sàng ra tay nâng đỡ.

Ta là người nắm quyền lựa chọn để ôm trọn niềm vui và tự do, bất chấp mọi hoàn cảnh sống.

Tất cả chúng ta là những người hùng, đều có những câu chuyện, đều có khả năng tự chữa lành, đều có đủ lòng trắc ẩn và sự kiên cường, đầy đủ lòng dũng cảm và tinh thần bền bỉ để có thể đón nhận một hành trình sống sót và chữa lành cuộc đời của chính mình.

Chỉ là mỗi ngày ta tự đặt cho mình một nhiệm vụ gì đó thôi. Ta không cần quyền để sáng tạo một điều gì đó quá lớn lao, ta chỉ cần lựa chọn thay đổi và tạo nên một điều gì đó mới mẻ. Ví dụ như việc quyết định học một kĩ năng mới, chọn một môn thể thao và cam kết với lịch trình tập đều đặn, duy trì và kết nối với những mối quan hệ chất lượng để cùng hỗ trợ nhau phát triển.

Cần nhận thấy rằng, bên trong mỗi chúng ta là cả một kho báu ẩn chứa rất nhiều những tài sản giá trị, mà ta có thể khai thác để tạo nên những điều tốt đẹp, tạo nên những sự thay đổi mang tính bước ngoặt cho cuộc đời mình.

Và rồi thông qua hành trình đó, ta sẽ tìm được hạnh phúc và mãn nguyện.

Người ta rồi sẽ dần trưởng thành khi đã trải qua nhiều lần làm thử, vấp ngã, làm lại, và cứ như thế tiếp tục.

Càng đối mặt với nhiều thách thức vừa phải, ta càng có khả năng đối phó với nhiều thách thức lớn hơn.

Kinh nghiệm hoàn toàn có thể cải thiện thành tích.

. .

.

.

.

.

Nhận bản tin mới nhất! 🎁

Đăng ký để nhận bài viết mới nhất từ ​​nguoithuongkhoinghiep.com!

Nguoithuongkhoinghiep.com

Check your inbox or spam folder to confirm your subscription.

close
Bản tin mới nhất!

nguoithuongkhoinghiep.com

Check your inbox or spam folder to confirm your subscription.

Leave a Reply

You must be logged in to post a comment.

Bài Viết Mới Nhất

  • #nhatkynang – Ta vụng về
  • Bình an quá lại không quen.
  • #nhatkynang- Những điều bên cạnh
  • #nhatkynang – Giá mà mình
  • #nhatkynang – Cây cô đơn

Categories

  • #nhatkynang (143)
  • Bài viết (324)
  • Chuyện viết (29)
  • Ngẫu hứng (39)
  • Tản văn (280)
  • Uncategorized (108)

Tôi không đặt quảng cáo cho Blog vì muốn bạn đọc có được những trải nghiệm tốt nhất khi đọc các bài viết của tôi. Bạn có thểmời tôi một cốc cà phê, để tôi có thể sáng tạo và duy trì tiếp tục trên nền tảng này.

Về tác giả

Mỗi người rồi sẽ tìm thấy được phiên bản của chính mình. Tìm thấy mục đích và ý nghĩa trong cuộc sống nó cũng giống như ta đang bắt đầu chặng hành trình khởi nghiệp để đi tìm thấy chính mình.