Skip to content
nguoithuongkhoinghiep.com

nguoithuongkhoinghiep.com

Một người đang đi – thông qua con chữ làm tấm gương phản chiếu để tự soi thấy chính mình

Menu
  • Bài viết
  • Tản văn
  • Chuyện viết
  • Ngẫu hứng
  • #nhatkynang
Menu
Thành công theo công thức QVCA

Thành công theo công thức QVCA

Posted on 19/05/202319/05/2023 by admin
  • Liệu có công thức nào dành cho thành công hay không?
  • Thành công là gì.

Trong bài viết hôm nay tôi muốn giới thiệu tới bạn đọc một “công thức thành công” mà tôi đã có cơ hội học và rèn luyện có tên là QVCA. Công thức này được xây dựng bởi Alex Ikonn – một doanh nhân online, nhà đầu tư, và là một Youtuber rất thành công.

Có rất nhiều người thành công trên mạng xã hội như chị Chi Nguyễn, hay các bloggers, youtubers khác, đã chia sẻ rằng QVCA như một kim chỉ nam giúp họ xây dựng tên tuổi, làm việc hiệu quả, và duy trì đam mê với công việc của mình.

QVCA là viết tắt cho 4 từ tiếng Anh: Quality (Chất lượng), Value (Giá trị), Consistency (Kiên định), và Authenticity (Thật)

Quality (Chất lượng):

Chất lượng luôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định nên sự thành công.

Dù là ta có đang làm công việc gì hay kinh doanh bất cứ ngành nghề nào. Từ sản phầm hữu hình cho đến sản phẩm kĩ thuật số. Thì chất lượng luôn là yếu tố quan trọng nhất.

Khi mới ra trường, chân ướt chân ráo đi làm thư ký cho một phòng kinh doanh. Tôi đã rất khó khăn để hoà nhập với môi trường công sở phức tạp với đủ loại người, đủ nét tính cách khác nhau. Tôi cảm thấy vô cùng ngột ngạt, bản thân không biết nói gì, nên tìm chủ đề nào để kết nối, nói với ai cho phù hợp. Tôi gặp rất nhiều khó khăn trong việc thích nghi với văn hoá ứng xử nơi công sở.

Tôi biết rằng để có thể tồn tại trong một tổ chức, tôi cần phải kết giao thêm nhiều mối quan hệ. Nhưng đối với mối quan hệ đồng nghiệp thì họ không còn là bạn bè theo cách tự nhiên của tôi nữa. Họ không còn ở cái độ tuổi vô ưu vô lo. Mối quan hệ đồng nghiệp đòi hỏi nhiều hơn những quy tắc lịch sự, những điều nên và không nên nói về nhau trong công việc, xã giao lẫn trong cuộc sống. Nó đòi hỏi sự tôn trọng lẫn nhau rất nhiều.

Khi ấy một người chị đồng nghiệp đã khuyên tôi rằng: “Em hãy cứ làm tốt công việc của mình trước đã. Hãy cứ là chính em. Đừng cố chiều lòng bất kì một ai, em cứ việc là chính mình thôi. Khi em có thể làm tốt công việc mình rồi, thì dần dần mọi người cũng sẽ chấp nhận và yêu quý em thôi”.

Lời khuyên này đã theo tôi đến tận thời điểm này, dù cho tôi có chuyển sang công việc nào hay bất kì môi trường nào đi chăng nữa, thì tôi vẫn nhớ và luôn thực hiện theo lời khuyên ấy.

Mỗi khi gặp phải khó khăn trong học tập, công việc, hay mối quan hệ với đồng nghiệp. Tôi vẫn nhẩm lại lời khuyên này để nhắc mình quay lại với giá trị cốt lõi bên trong – đó là chất lượng.

Tôi biết đôi khi việc quá chú tâm vào chất lượng, sẽ khiến công việc hay thành quả của tôi sẽ được tạo ra lâu hơn so với người khác. Thậm chí là mất nhiều công sức hơn nữa là đằng khác.

Nhưng đổi lại tôi hoàn toàn tự tin vào giá trị mà tôi mang lại cho mọi người, cho tổ chức. Và điều đáng mừng nhất, là kể từ khi tôi tìm về giá trị cốt lõi bên trong, tôi có thể bỏ ngoài tai hết những vấn đề ngoài lề công việc, những thứ gây xao nhãng cho tôi trước đây.

Chất lượng chính là chìa khoá của mọi thành công. Dù cho bạn là ai, dù bạn có đang làm bất cứ công việc gì. Hãy cứ làm hết mình, tập trung vào chất lượng, cốt lỏi, giá trị bên trong. Bởi giá trị bạn mang lại nói lên năng lực làm việc, kiến thức, thái độ, và thậm chí cả tính cách con người bạn.

Hoặc là, Nhiều người khi mới bắt đầu kinh doanh, cái họ chú trọng chỉ là làm sao để có thật nhiều khách hàng, họ không dành thời gian để xây dựng một sản phẩm tốt, rồi sau đó phải dành cả đời để tìm khách hàng mua nó.

Chất lượng chính là đòn bẩy. Sản phẩm trước nhất phải tốt, mới tính tới tiếp thị và bán hàng. Và đó cũng là lý do vì sao sản phẩm tốt nhất là đòn bẩy tốt nhất và bền vững nhất cho marketing.

Value (Giá trị):

Trước khi tôi muốn thực hiện bất cứ một điều gì, câu đầu tiên cần phải hỏi chính mình là: Việc mình làm có mang lại giá trị gì hay không?

Giá trị này phải bao gồm cho bản thân tôi và cho cả cộng đồng. Giá trị mang lại ý nghĩa cho công việc tôi làm. Giá trị sẽ tạo nên sức mạnh tinh thần để tôi có thể kiên trì bước đi trong hành trình của mình.

Bản thân tôi, những ngày đầu khi bắt đầu lặp ý tưởng cho blog, tôi đã xác định nguoithuongkhoinghiep sẽ là một dự án phi lợi nhuận. Tôi viết chỉ với 2 lý do duy nhất:

(1) Tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc những bài học hữu ích được đúc kết lại từ chính trải nghiệm và hiểu biết của tôi. Đa phần những bài viết trên blog này tôi đều viết về những trải nghiệm của bản thân mình. Những bài học tôi rút ra được từ chặng hành trình mà tôi đã đi qua.

(2) Tôi mong rằng bạn đọc cũng sẽ tìm thấy được giá trị hữu ích từ những gì tôi chia sẻ.

Đây là động lực để tôi có thể tiếp tục viết mỗi ngày.

Hầu hết bài viết đều là cho chính tôi. Đôi khi tôi thấy bản thân có hơi phần ích kĩ. Nhưng cũng có đôi khi tôi viết để trả lời những câu hỏi của bạn đọc gửi về cho tôi. Tôi trân trọng tất cả những đóng góp, chia sẻ từ bạn đọc. Và tôi thấy bản thân mình phải có trách nhiệm chia sẻ lại góc độ quan điểm của cá nhân tôi. Mong rằng có thể giúp ích được cho những vấn đề bạn đọc đang gặp phải.

Hoặc nếu không giúp được gì, thì ít nhất cũng có thể truyền cảm hứng được cho bạn đọc. Có thể tiếp thêm động lực, để mỗi người có thể vững bước hơn trên hành trình đi tìm thấy chính mình.

Nhưng tôi vẫn có niềm tin rằng, mặc dù tôi không thể thay đổi được cả thế giới này. Nhưng chỉ cần có thể giúp ích cho được một vài người, thì đối với tôi cũng là một việc vô cùng ý nghĩa. Tôi sẽ viết tiếp – viết là con đường tôi tìm về những giá trị của chính mình và của cuộc sống.

Suốt 1 năm theo đuổi chặng đường này, điều làm tôi hạnh phúc và tự hào nhất không phải là những con số, những thành tích bản thân. Mà là những lời nhắn nhủ mà bạn đọc đã gửi đến cho tôi. Họ cảm ơn tôi vì nhờ những thông điệp mà bài viết của tôi mang đến, đã phần nào tiếp thêm động lực, để họ vượt qua được những lúc khó khăn nhất.

Giá trị là nguồn sống của dự án này.

Tôi tin rằng dù là ở bất cứ ngành nghề hay lĩnh vực nào, việc cân bằng giá trị cá nhân và giá trị cộng đồng chính là yếu tố then chốt quyết định nên một thành công lâu dài và bền vững.

Thành công và hạnh phúc sẽ đến nếu ta có thể cân bằng được lợi ích bản thân và lợi ích của người khác. Đây sẽ niềm tự hào và là động lực để ta có thể tiếp tục phấn đấu phát triển bản thân thêm mỗi ngày.

Consistency (Kiên định):

Kiên định ở đây bao gồm tính chuyên nghiệp và sự cam kết lâu dài.

Khi bắt đầu thực hiện một kế hoạch hay mục tiêu mới nào đó. Ta đều rất hăng hái, nhiệt huyết, đầy sự quyết tâm và hứa hẹn. Liệu có bao nhiêu người còn kiên định để đi theo kế hoạch ban đầu của mình? Rồi chẳng bao lâu, ta lại trở nên chán nản vì không còn đủ kiên nhẫn để theo đuổi mục tiêu. Ta tự làm mất đi động lực chính mình.

Và lúc này đây Consistency chính là điều kiện cần để giúp ta có thể chuyển hoá mơ ước/ dự định trên lý thuyết trở thành hiện thực.

Consistency đòi hỏi sự kỉ luật , ý chí, để thôi thúc bản thân hoàn thành những mục tiêu ban đầu.

Trước khi viết blog này. Đã có rất nhiều lần tôi hoang mang và thậm chí ngờ vực cả bản thân mình. Đã có lúc tôi nghĩ đến việc từ bỏ (từng có khoảng thời gian gần 3 tháng tôi không đăng tải bất kì một bài viết mới nào). Tôi viết rồi lại xoá. Viết được vài ngày rồi lại thôi. Tôi không duy trì được việc viết và đăng bài thường xuyên.

Rồi tôi nhận ra phải chăng bản thân tôi có hơi phần ích kỉ. Tôi cảm thấy hổ thẹn với tình cảm mà bạn đọc đã dành cho tôi, những người đã luôn dõi theo và đồng hành cùng tôi từ những ngày đầu tiên.

Tôi bắt đầu cam kết với chính mình. Tôi đặt ra một lịch trình nhất định và viết đều đặn. Dù có những ngày tôi mệt mỏi, đến nổi chẳng còn chút cảm hứng nào để viết. Nhưng tôi vẫn buộc phải hoàn thành bài viết theo hạn định và đăng lên blog. Đây là cách để tôi rèn luyện tính kỉ luật của bản thân với mục tiêu đề ra.

Tuy nhiên, đối với tôi consistency cũng không nên quá cứng nhắc. Ta phải cẩn thận trong việc xác định mục tiêu. Nếu đối với những mục tiêu quá xa vời hay thiếu tính thực tế, mà lại áp dụng consistency, sự kiên định sẽ càng làm cho ta thêm chán nản và mệt mỏi. Vậy nên hãy đặt mục tiêu tuỳ vào hoàn cảnh cụ thể. Hãy cố gắng thực hiện từng bước nhỏ. Quan trọng là phải liên tục và đều đặn mỗi ngày.

Authenticity (Thật):

Thật ở đây là thật với người khác và thật với chính mình.

Mỗi người đều sẽ có những định nghĩa và thướt đo thành công cho riêng mình.

Nhưng tôi luôn có niềm tin vào thành công của những người sống đúng với lương tâm và phẩm giá của mình – những người có cái tôi chân thật và trong sáng.

Tôi rất sợ đến một lúc nào đó, Nếu tôi nhìn vào người khác mà bắt đầu có suy nghĩ thấy mình hơn họ. Thì tôi nghĩ đấy chính là dấu chấm hết của tôi rồi. Phải chắc chắn một điều rằng những người, những việc ta tiếp xúc hàng ngày, xung quanh cuộc sống của ta đều chứa đựng những bài học ý nghĩa. Đều sẽ dạy ta một điều gì đó. Đó chính là cách tôi đi lên để có thể chạm đến thành công mỗi ngày.

……

Tôi hy vọng bài viết về công thức QVCA này hữu ích cho bạn đọc về việc suy nghĩ về tương lai.

Đây không phải là một “công thức thành công” tuyệt đối mà đây chỉ là 4 gợi ý để chúng ta cùng suy ngẫm và ứng dụng vào cuộc sống nếu thấy phù hợp thôi nhé!

Nhận bản tin mới nhất! 🎁

Đăng ký để nhận bài viết mới nhất từ ​​nguoithuongkhoinghiep.com!

Nguoithuongkhoinghiep.com

Check your inbox or spam folder to confirm your subscription.

close
Bản tin mới nhất!

nguoithuongkhoinghiep.com

Check your inbox or spam folder to confirm your subscription.

Leave a Reply

You must be logged in to post a comment.

Bài Viết Mới Nhất

  • Một đêm đen
  • #nhatkynang – Ta vụng về
  • Bình an quá lại không quen.
  • #nhatkynang- Những điều bên cạnh
  • #nhatkynang – Giá mà mình

Categories

  • #nhatkynang (143)
  • Bài viết (325)
  • Chuyện viết (29)
  • Ngẫu hứng (40)
  • Tản văn (280)
  • Uncategorized (108)

Tôi không đặt quảng cáo cho Blog vì muốn bạn đọc có được những trải nghiệm tốt nhất khi đọc các bài viết của tôi. Bạn có thểmời tôi một cốc cà phê, để tôi có thể sáng tạo và duy trì tiếp tục trên nền tảng này.

Về tác giả

Mỗi người rồi sẽ tìm thấy được phiên bản của chính mình. Tìm thấy mục đích và ý nghĩa trong cuộc sống nó cũng giống như ta đang bắt đầu chặng hành trình khởi nghiệp để đi tìm thấy chính mình.