“Người muốn nghe điều bản thân không muốn nghe là một người hiếm có”
– Dick cavett
Tái tư duy trong việc lắng nghe, phương pháp phỏng vấn truyền động lực.
Một vấn đề thường gặp khi thuyết phục người khác đó là điều gì không lay chuyển được niềm tin của chúng ta thì có thể khiến niềm tin ấy càng mạnh mẽ hơn.
Để có thể thay đổi người khác, để giúp người khác tái tư duy thì bản thân chúng ta phải là người giỏi trong việc tái tư duy trước đã.
Thay đổi góc nhìn của người khác là được, với điều kiện chúng ta phải cần tái tư duy trước để có được những kỹ năng phù hợp và tạo ra môi trường thuận lợi cho người khác thay đổi.
Tiền đề phương pháp phỏng vấn truyền động lực là chúng ta rất khó có thể thúc đẩy hay thuyết phục một ai đó thay đổi, tốt hơn là chúng ta hãy giúp họ tự mình tìm ra động lực để thay đổi chính mình.
Phỏng vấn truyền động lực bắt đầu trước hết với thái độ khiêm nhường và sự tò mò. Chúng ta không biết điều gì có thể khiến đối phương thay đổi, nhưng chúng ta thật lòng muốn biết. Mục tiêu không phải là để thúc đẩy người khác làm gì mà là ta chỉ giữ vai trò như chiếc gương để họ có thể nhìn thấy chính mình rõ hơn, và từ đó truyền lực để họ khám phá những niềm tin và hành vi của bản thân.
Điều đó có thể kích hoạt một vòng lặp tái tư duy, trong đó người ta tiếp cận quan điểm của bản thân một cách khoa học hơn. Họ tăng trưởng thái độ khiêm nhường về hiểu biết của mình, hoài nghi những điều mình từng tin và tò mò về những góc nhìn khác biệt.
Tiến trình phỏng vấn truyền động lực bao gồm 3 kỹ thuật mấu chốt:
- Đặt những câu hỏi mở
- Lắng nghe có suy ngẫm
- Khẳng định mong muốn và khả năng thay đổi của đối phương
Một câu chuyện về cách một vị bác sĩ hỗ trợ tái tư duy cho bệnh nhân của mình, giúp bệnh nhân có thể tái tư duy và thay đổi góc nhìn về lợi ích của vacxin.
Một chuyên gia về trẻ sơ sinh và là một nhà nghiên cứu tên Arnaud Gagneur. Chuyên môn của anh là áp dụng các kỹ thuật phỏng vấn truyền động lực vào các cuộc thảo luận về vacxin tiêm chủng.
Khi Arnaud tiếp chuyện Marie-Hélène, anh không hề phán xét cô vì đã không tiêm ngừa cho các con của mình và cũng không áp đặt cô phải thay đổi. Anh tiếp cận cô như một nhà khoa học, Arnaud nói với Marie-Hélène rằng anh lo ngại những gì có thể xảy đến cho con của cô nếu bé bị lây bệnh sởi, nhưng anh chấp nhận quyết định của cô và muốn hiểu rõ hơn về quyết định đó.
Trong khoảng hơn một giờ đồng hồ, anh đặt các câu hỏi mở về những lý do dẫn cô đến quyết định không tiêm phòng.
Anh chú tâm lắng nghe các câu trả lời của cô, công nhận rằng quả thực thế giới hiện nay đầy rẫy những thông tin gây hoang mang về sự an toàn của vắc-xin.
Anh không ca ngợi lợi ích của vacxin, thay vào đó anh lắng nghe để trả lời những câu hỏi cụ thể của bệnh nhân. Để bệnh nhân có thể tái tư duy, vị bác sĩ này không rao giảng hay lên án, anh cũng không tìm cách tuyên truyền theo kiểu chính trị, anh chỉ đội chiếc mũ tư duy của nhà khoa học và phỏng vấn họ.
Cuối buổi trao đổi, Arnaud nhắc lại với Marie- Hélène rằng cô có quyền tự do lựa chọn việc có tiêm ngừa hay không, và anh tin tưởng ở khả năng nhận định và chủ ý của cô. Trước khi Marie-Hélène rời bệnh viện, cô đã cho bé tiêm ngừa.
Theo lời cô, thời khắc xoay chuyển quyết định là khi Arnaud “nói với tôi rằng dù tôi quyết định có tiêm ngừa hay không, anh vẫn tôn trọng lựa chọn của tôi vì tôi là một người mẹ luôn muốn làm điều tốt nhất cho các con của mình. Đối với tôi, chỉ riêng câu nói ấy thôi đã có giá trị hơn ngàn vàng”.
Phỏng vấn truyền động lực không chỉ giới hạn trong mỗi trường công việc – nó cũng có thể được áp dụng trong các quyết định và tương tác trong cuộc sống thường ngày.
Một người bạn gọi điện nhờ tôi cho lời khuyên, bởi vì cô ấy đang đứng trước việc lựa chọn một hướng đi mới trong sự nghiệp. Tôi ủng hộ việc đó, nhưng tôi không nghĩ mình có tư cách để khuyên có ấy nên làm thế nào. Thay vì đưa ra ý kiến cá nhân, tôi chỉ trò chuyện và đưa ra những câu hỏi hỏi gợi mở để có ấy suy xét tất cả những lý do nên và không nên và những điều đó đáp ứng như thế nào với mong muốn của cô cho sự nghiệp của cô ấy.
Cô ấy đã suy nghĩ, cân nhắc và cuối cùng tự đưa ra quyết định của riêng mình. Cuộc trò chuyện giữa chúng tôi cứ như một phép màu, bởi vì tôi không hề có thuyết phục cô ấy và thậm chí cũng không đưa ra bất cứ lời khuyên nào.
Khi ta đưa ra một lời khuyên cho ai đó và đôi khi họ phớt lờ lời khuyên của ta, không phải bởi vì họ không đồng tình với nó, mà chỉ là họ đang kháng cự lại cảm giác áp lực và cảm thấy ai đó đang kiểm soát quyết định của họ mà thôi. Thay vì gây áp lực buộc đối phương phải thay đổi, thay vì ra lệnh hay khuyên răn, ta chỉ nên đưa ra những câu hỏi gợi mở mà thôi.
Bởi lẽ hầu hết tất cả chúng ta đều đã quen với phản xạ đầu tiên theo bản năng của là bắt đầu nói. Song cách hiệu quả nhất giúp người khác tư duy cởi mở thường lại là lắng nghe.
Một trong những lời khuyên nên được áp dụng vào cuối mỗi buổi trao đổi là tóm tắt để kiểm tra xem liệu ta có bỏ sót hay hiếu sai ý nào của đối phương hay không. Khi tóm tắt, ta diễn giải những gì ta hiểu về những lý do cần thay đổi của, và để thăm dò về những kế hoạch và các bước triển khai khả thi tiếp theo.
Trong phỏng vấn truyền động lực, vai trò của ta không phải là người chỉ đạo hay người theo gót mà là người dẫn đường.
.
Tiền đề trọng tâm là chúng ta rất khó có thể thúc đẩy hay thuyết phục một ai đó thay đổi. Tốt hơn là ta hãy giúp họ tự mình tìm ra động lực để thay đổi chính mình. Điều gi không thể lay chuyển được niềm tin của chúng ta thì có thể khiến niềm tin ấy càng mạnh mẽ hơn nữa.
Thay đổi góc nhìn của người khác là được với điều kiện ta phải liên tục tái tư duy, để có cho mình những kỹ năng phù hợp. Biết cách tạo ra môi trường thuận lợi cho người khác thay đổi.
Để giúp người khác tái tư duy ta cần có 3 kỹ năng nhỏ ta cần tập luyện.
- Tạo ra điểm chung, không gian an toàn để người đối diện cảm thấy được là chính họ, họ không phải đeo những lớp mặt nạ khi giao tiếp với ta.
- Biết cách đặt câu hỏi, khơi gợi, truyền cảm hứng, truyền động lực để họ có thể đào sâu vào bên trong chính họ.
- Thực tập lắng nghe sâu sắc, không tấn công người khác bằng những nguỵ biện, bằng những cách nói chuyện làm cho người ta cảm thấy khó khăn trong việc chia sẻ vấn đề bản thân.
Tái tư duy trong việc lắng nghe
Chìa khoá thành công trong việc giao tiếp không phải là thuyết phục, thậm chí cũng không phải dỗ ngọt mà là lắng nghe.
Lắng nghe không chỉ là nói ít đi, mà lắng nghe còn đòi hỏi thêm nhiều kỹ năng khác như: kỹ năng đặt câu hỏi và hồi đáp. Nó bắt đầu bằng việc bày tỏ sự quan tâm đến những vấn đề cửa người đối diện hơn là tìm cách phán xét họ.
Từng có câu nói rằng: Bệnh nhân sẽ ngay lập tức gặp bác sĩ chấn thương chỉnh hình nếu họ bị gãy xương. Nhưng với các vấn đề liên quan đến tâm trí, họ thường mong chờ sự đồng cảm hơn là giải pháp.
Đặt những câu hỏi nhằm bày tỏ thái độ mong muốn hiểu rõ hơn về đối phương bằng một thái độ cởi mở, tôn trọng, cho phép, mà không là chỉ trích phán xét, hay cố gắng sửa chữa, thay đổi, thuyết phục đối phương làm theo cách của ta.
Một thực tế phổ biến là bác sĩ thường ngắt lời bệnh nhân trong vòng 11 giây, trong khi bệnh nhân chỉ cần hai 29 giây để mô tả triệu chứng của họ.
Sức mạnh của việc lắng nghe không chỉ nằm ở việc tạo điều kiện cho người khác suy tư về quan điểm của bản thân, mà lắng nghe còn là biểu hiện của tôn trọng và bày tỏ sự quan tâm.
Lắng nghe người khác bằng sự chú tâm là một cách trao tặng món quà hiếm có và quý giá nhất của chúng ta dành cho người đối diện. Khi được tự do đưa ra giải pháp của chính mình, điều này cho họ cảm giác về quyền tự chủ.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ bằng việc tương tác với một người chăm chú lắng nghe bằng sự thấu cảm và thái độ không phán xét sẽ giúp người ta bớt lo âu và phòng thủ.
Vai trò của người lắng nghe không phải là trở thành người chỉ đạo, cũng không phải là người đồng thuận, mà chính là người dẫn đường. Người lắng nghe giúp người khác tiếp cận quan điểm của chính họ bằng tâm thế khiêm nhường, hồ nghi và sẵn sàng học hỏi hơn.
Ai cũng có những góc khuất và nếu như không có cơ hội để bày tỏ, thì họ sẽ rất khó để chuyển đổi. Họ sẽ có xu hướng giữ nó ở trong lòng. Giống như trong cuộc sống của chúng ta ai cũng có những vấn đề của riêng mình, nếu không tìm được 1 người lắng nghe, nếu chúng ta không dám thử những cách thức mới thì vấn đề của tất cả chúng cũng sẽ vẫn vậy.
Vậy nên lần khác, khi ta muốn ngồi lại và lắng nghe một ai đó hãy chân thành giúp đối phương bộc lộ suy nghĩ của mình một cách rõ ràng nhất có thể. Chỉ cần cho họ biết rằng chúng ta đang nỗ lực để trở thành người lắng nghe tốt hơn.
.
.
.