Skip to content
nguoithuongkhoinghiep.com

nguoithuongkhoinghiep.com

Một người đang đi – thông qua con chữ làm tấm gương phản chiếu để tự soi thấy chính mình

Menu
  • Bài viết
  • Tản văn
  • Chuyện viết
  • Ngẫu hứng
  • #nhatkynang
Menu

#nhatkynang – Bản sao của mẹ

Posted on 16/12/202316/12/2023 by admin

Có dịp trò chuyện với người bạn chủ đề câu chuyện đều xoay quanh mối quan hệ với gia đình. Bạn cũng thường xuyên bất đồng quan điểm với cha mẹ, hay mâu thuẫn với gia đình, dù đều xem gia đình là quan trọng với mình.

Nghe câu chuyện của bạn, nàng đột nhiên nhớ lại bản thân ngày trước, cũng đã trải qua tình trạng tương tự giống như vậy.

.

Mối quan hệ gia đình có thể nói đó là kiểu quan hệ không hề tự nguyện. Cũng như việc ta không thể lựa chọn cha mẹ, không thể lựa chọn được nơi mình sinh ra.

Không giống như nhiều mối quan hệ khác trong cuộc sống, như trong tình yêu hay hôn nhân, ta có thể lựa chọn và quyết định việc mình bước vào cuộc sống của ai đó và có thể rời đi như một phần tất yếu của cuộc sống.

Còn mối quan hệ cha mẹ con cái là loại kết nối mà sẽ diễn ra trong một thời gian dài, tạo thành một nếp sống và thói quen riêng của nó. Qua từng biến cố, từng giai đoạn theo thời gian thì mối quan hệ có thể sẽ có nhiều thay đổi, nhưng không thể cắt rời đi được.

Ngày còn bé, người nàng tiếp xúc nhiều nhất là mẹ vì thế nên có lẽ thần tượng lớn nhất của nàng cũng là mẹ.

Nàng ngưỡng mộ mẹ vì một mình mẹ có thể làm hết mọi thứ, mẹ nấu ăn rất ngon, mẹ bảo ngày xưa bà ngoại cũng nấu ăn rất ngon, nên mẹ học từ ngoại, và bây giờ đến lượt mẹ cũng sẽ dạy cho nàng học nấu ăn. Một mình mẹ có thể làm hết mọi thứ, dậy sớm, nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, quán xuyến gia đình.

Với nàng, mẹ là những gì gần gũi và tôn kính nhất, là mẫu hình người lớn lý tưởng mà nàng muốn trở thành sau này.

Khi nàng 18 tuổi, nàng bắt đầu đi học xa nhà, vẫn thường xuyên về thăm nhà. Nàng cảm thấy biết ơn vì mẹ đã dạy cho nàng thành một người tự lập, tự lo được cho cuộc sống một mình xa nhà.

Sau khi tốt nghiệp đại học và bắt đầu lăn lộn trong cuộc sống thực, va chạm nhiều hơn nàng cũng dần có nhiều sự thay đổi. Nàng nhận thấy bản thân không muốn sự an toàn với những khuôn mẫu xung quanh, hay giống như hình tượng của mẹ trong nàng từ bé.

Đi làm, rồi về nhà lấy chồng sinh con, là người phụ nữ truyền thống, hy sinh mọi thứ vì gia đình, mà đôi khi quên mất luôn cả chính bản thân mình.

Nàng muốn làm những điều gì đó khác để thay đổi. Nàng bước vào hành trình tự học, học rất nhiều quan điểm và tư tưởng mới về giáo dục, về trách nhiệm người đàn ông và phụ nữ trong gia đình, về hạnh phúc, về mục đích của đời người.

Kết quả của hành trình đó là khi nàng đột ngột tuyên bố về việc mình sẽ góp vốn kinh doanh cùng bạn.

Mọi người trong nhà cảm thấy bị sốc vì bất ngờ (nhất là cha nàng), vì mọi chuyện quá đường đột. Nhưng đó chỉ là kết quả của một quá trình tích lũy lâu dài và tìm kiếm con đường phù hợp để một lần được thử, một lần được sống đúng với năng lực và đam mê của bản thân.

Khi mọi người hay tin, cha là người phản ứng với nàng dữ dội nhất. Cha phản đối quyết định của nàng. Đó là lúc cha và nàng có nhiều bất đồng quan điểm nhất. Trong những trận cãi vả, mẹ nàng chỉ im lặng, mẹ khóc, và nàng biết mẹ rất buồn vì điều đó.

Bây giờ nhìn lại, nàng mới thấy rằng, đó là chuyện không thể tránh khỏi. Khi bản thân mình thay đổi, thì những mối quan hệ xung quanh cũng sẽ thay đổi theo. Khi suy nghĩ và quan điểm của mình không còn như trước thì sẽ có xung đột với những mối quan hệ xung quanh mà mình đang có.

Mâu thuẩn với gia đình là điều khó tránh khỏi, bất đồng quan điểm cũng là chuyện hiển nhiên.

Có những chuyện với nàng là đơn giản nhưng với mẹ thì không. Lại cũng có những chuyện với mẹ là hiển nhiên, nhưng còn nàng thì lại không chấp nhận được.

Ví như chuyện lấy chồng sinh con, lấy chồng thì phải lo cơm nước, nấu cơm cho chồng ăn. Why????

Rồi chuyện phụ nữ dù có thành công hay cống hiến cho xã hội nhiều đến mấy mà không lập gia đình thì vẫn bị coi như thất bại, vẫn sẽ bị hàng xóm, dòng họ chê cười vì nhà có con gái lớn tuổi rồi mà vẫn chưa cưới gả được.

Hay chuyện làm việc lương cao công việc ổn định, cứ gắn mác vẻ ngoài sang trọng hào nhoáng là được, hoặc chuyện con gái thì phải nề nếp, sống phải nhìn trước ngó sau, sống phải nhìn sắc mặt người khác, người ta sống thế nào mình phải thế nấy chứ không được quyền sống khác đi.

Lúc đó nàng cảm thấy không thể nào thay đổi tư tưởng gia đình được, cảm thấy bất lực trước những khoảng cách trong suy nghĩ, nên nàng chỉ biết im lặng.

Nàng có thể bỏ ngoài tai mọi lời nói của những người xung quanh, nàng có thể đứng trên dư luận, nàng có thể sẵn sàng chắt lọc và từ bỏ những mối quan hệ tiêu cực bên ngoài, nhưng duy nhất mối quan hệ với gia đình là nàng không từ bỏ được.

Có những lúc, vì không giãi bày được quan điểm của bản thân mà nàng tỏ ra ngang bướng, cứng đầu. Nàng thấy mẹ cũng buồn khi nhìn thấy người người xung quanh có con sống theo đúng nề nếp xã hội, có lúc mẹ giận mẹ bảo:

“Tao không thèm quản nữa, con cái riết nói chẳng đứa nào chịu nghe lời. Cứ tự làm theo ý mình”

Đó là một trong những khoảng thời gian vừa hoang mang vừa tiêu cực của đời nàng. Nàng luôn phải sống trong sự mâu thuẩn và dằn vặt, 1 phần day dứt vì thấy bản thân có phần bất hiếu vì làm cho cha mẹ lo, cha mẹ buồn. 1 phần lại cảm thấy luôn có khao khát mãnh liệt được sống theo ý mình. Mỗi lần nói về vấn đề đó, cả 2 đều không vui vẻ gì.

Có lúc nàng tự hỏi chính mình rằng: Tại sao mình không thể sống một cuộc sống như bao người phụ nữ khác, sao không thể giống như những người chị, người em, người bạn xung quanh mình?

Nhưng đối với nàng, một cuộc sống an phận bên chồng con không làm nàng cảm thấy hạnh phúc. Có lẽ một phần nàng là con người yêu thích sự tự do, nàng không thích những khuôn khổ, quy định, phép tắc ràng buộc. Trong một lần cãi nhau khác, mẹ từng nói, sao không lấy chồng lập gia đình như mẹ này, mẹ cũng làm như vậy mà.

Nàng chỉ im lặng và giá như nàng có thể hét lên rằng:

Con không muốn hy sinh giống mẹ, không muốn trở thành một người phụ nữ giống mẹ, không phải vì mẹ xấu, mẹ ít học, con biết mẹ đã cố gắng rất nhiều để có thể nuôi lớn chúng con như ngày hôm nay. Cả một đời mẹ chỉ sống vì gia đình, vì chồng vì con, mẹ đã hy sinh quá nhiều rồi. Mẹ đã nhận lấy quá nhiều thiệt thòi rồi. Đôi tay mẹ quá nhiều vết chai rồi, da mẹ cũng quá nhiều vết sạm. Mẹ sẵn sàng dành cả ngày trong căn bếp nóng rực lửa, để làm ra một món bánh, mà chỉ vì chồng con thích ăn nhất. Chỉ cần mọi thành viên thấy ngon thì bao nhiêu vất vả mệt nhọc mẹ đều chẳng ngại.

Mẹ là người phụ nữ mà con yêu quý nhất trên cuộc đời này, nhưng con không muốn giống mẹ.

Con không muốn trở thành bản sao của mẹ. Con không muốn lựa chọn giống mẹ. Con chỉ muốn tự tìm một con đường khác, con muốn tự lựa chọn một lối đi khác cho cuộc đời riêng con, mẹ à.

Trưởng thành: chấp nhận thiếu sót của cha mẹ

Trưởng thành là khi nàng dần học được cách, xác định và chấp nhận cha mẹ như những cá thể bình thường với những khiếm khuyết và họ cũng đang từng ngày học cách để được hoàn thiện. Thay vì chịu sự ảnh hưởng từ lối sống của cha mẹ, nàng dần vượt lên cái bóng của họ để lớn dần.

Dùng tình yêu thương để thấu hiểu, thử một lần đặt mình vào vị trí của cha mẹ, để hiểu được những nỗi lo mà cha mẹ phải gánh.

Giờ đây khi đã đủ chín chắn hơn nàng bắt đầu nhận ra là hóa ra cha mẹ không sai như nàng vẫn nghĩ. Một số điều mẹ từng nói ngày xưa bây giờ càng ngày mình càng thấy đúng. Còn một số những quan niệm khác mặc dù nàng không đồng ý, nhưng cũng bắt đầu hiểu lý do tại sao cha mẹ lại có suy nghĩ như vậy. Dần dần nàng thấy thông cảm và thấu hiểu họ hơn.

Đằng sau những thay đổi đó là sự điềm đạm hơn trong cảm xúc và sự mở rộng trong tư duy của nàng.

Trong hành trình điều chỉnh và giữ sự kết nối trong mối quan hệ với gia đình, nàng học cách chủ động bày tỏ cho cha mẹ thấy rằng nàng đã trưởng thành và chín chắn ra sao. Nàng tạo ra các giới hạn riêng tư với mẹ, tự quyết định một số việc trong cuộc sống của mình.

Nàng chia sẻ góc nhìn quan điểm của bản thân một cách cởi mở, và nhẹ nhàng, chứ không mang tính công kích, đổ lỗi, ép cha mẹ phải thừa nhận là họ sai, mà thay bằng thái độ tích cực và hành động kiên nhẫn.

Một điểm khác biệt so với trước đây mà nàng nhận thấy, là thay vì phản ứng tiêu cực trước những bất đồng với cha mẹ, thì giờ đây nàng đã bình tĩnh hơn trước, đưa ra lý do, nói chuyện logic, trò chuyện một cách điềm tĩnh, rõ ràng, và tôn trọng cha mẹ trong khi vẫn thể hiện được quan điểm góc nhìn của bản thân.

Từ đó, nàng đã dần biến ba mẹ thành những người ủng hộ nhiệt thành nhất cho lựa chọn cuộc đời của mình.

.

.

.

.

Nhận bản tin mới nhất! 🎁

Đăng ký để nhận bài viết mới nhất từ ​​nguoithuongkhoinghiep.com!

Nguoithuongkhoinghiep.com

Check your inbox or spam folder to confirm your subscription.

close
Bản tin mới nhất!

nguoithuongkhoinghiep.com

Check your inbox or spam folder to confirm your subscription.

Leave a Reply

You must be logged in to post a comment.

Bài Viết Mới Nhất

  • #nhatkynang – Ta vụng về
  • Bình an quá lại không quen.
  • #nhatkynang- Những điều bên cạnh
  • #nhatkynang – Giá mà mình
  • #nhatkynang – Cây cô đơn

Categories

  • #nhatkynang (143)
  • Bài viết (324)
  • Chuyện viết (29)
  • Ngẫu hứng (39)
  • Tản văn (280)
  • Uncategorized (108)

Tôi không đặt quảng cáo cho Blog vì muốn bạn đọc có được những trải nghiệm tốt nhất khi đọc các bài viết của tôi. Bạn có thểmời tôi một cốc cà phê, để tôi có thể sáng tạo và duy trì tiếp tục trên nền tảng này.

Về tác giả

Mỗi người rồi sẽ tìm thấy được phiên bản của chính mình. Tìm thấy mục đích và ý nghĩa trong cuộc sống nó cũng giống như ta đang bắt đầu chặng hành trình khởi nghiệp để đi tìm thấy chính mình.