Nostalgia – Hoài niệm
Cảm xúc khi nhìn lại những tấm hình cũ trong một dịp thiện nguyện hay như ảnh tập thể lớp năm cuối cấp cùng nhau lưu lại kỉ niệm, nàng luôn cảm nhận được một sự ấm áp, dễ chịu và thường kèm theo là những tâm trạng thoải mái sau đó.
Hoài niệm mang lại cho nàng cảm giác được thuộc về đôi khi nó là những trải nghiệm, ký ức hạnh phúc, hoặc cũng có khi là những ký ức buồn và có phần khó khăn. Hoài niệm cũng mang lại sự ấm áp, hạnh phúc, niềm hy vọng, và cả sự biết ơn.
Carl Jung từng định nghĩa: “Sự hoài niệm là quá trình tái kết nối với quá khứ để chúng ta có thể hiểu được hiện tại của chúng ta.”
Hoài niệm là lúc nàng cảm nhận mình có được sự thuộc về, thuộc về nhóm người hay một thời kì văn hoá nào đó. Nàng thấy hiện nay có rất nhiều quán cafe có không gian của những thời xưa cũ, trang trí theo phong cách của những thập niên 80, phong cách vintage, một không gian mang sự hoài niệm, làm cho nhiều người hứng thú cả những thế hệ trước lẫn lớp trẻ sau này.
Nếu như lớp trẻ với mong muốn tìm tòi, tò mò muốn tìm hiểu về những nền văn hoá ngày trước nên tìm đến để trải nghiệm, thì ngược lại những thế hệ ngày trước đã từng được sống trong giai đoạn đó họ sẽ tìm đến và cảm thấy bản thân dường như đang quay ngược thời gian, được trở về quá khứ với biết bao nhiêu là kỉ niệm, để chiêm nghiệm về một thời đã qua.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cảm giác được thuộc về là cực kì quan trọng trong việc giúp ích về mặt tinh thần của con người, đó là cách để mỗi chúng ta cảm nhận rõ hơn về ý nghĩa cuộc sống. Đồng thời trải nghiệm này cũng sẽ góp phần nâng cao thể chất, nâng cao hệ thống miễn dịch, giảm căng thẳng, giảm sự lo âu.
Nhưng hoài niệm là để gợi nhắc cho nàng thấy được bản thân đang có sự tiếp nối, có được nơi để nhớ về, có được cội nguồn, gốc rễ, để nàng có thể tiếp tục giữ nó ở hiện tại và sẽ vẫn có thể tiếp tục kéo dài trong tương lai. Chứ không có nghĩa là sẽ chìm đắm trong sự u sầu, cô đơn hay mong muốn ở lại trong quá khứ, không dám đối diện với hiện tại.
.
.
.
.