Skip to content
nguoithuongkhoinghiep.com

nguoithuongkhoinghiep.com

Một người đang đi – thông qua con chữ làm tấm gương phản chiếu để tự soi thấy chính mình

Menu
  • Bài viết
  • Tản văn
  • Chuyện viết
  • Ngẫu hứng
  • #nhatkynang
Menu
rào cản của một cây viết

Rào cản cho một cây viết: Sợ bị phán xét

Posted on 01/06/202301/06/2023 by admin

Bạn có bao giờ cảm thấy sợ bị người khác chỉ trích, chê bai, hay phán xét mình không?

Khi con người ta càng lớn lên và trưởng thành, thì chúng ta lại càng sợ bị đánh giá, càng để ý tới những ánh nhìn, nhận xét từ bên ngoài nhiều hơn. Các nhà tâm lý gọi cảm giác này là “nỗi sợ bị đánh giá tiêu cực”.

Hầu hết tất cả chúng ta đều cảm thấy hồi hộp trước một buổi phỏng vấn hay thuyết trình nào đó.

Một số người sẽ cảm thấy khó thở, tay chân lạnh, nếu nặng hơn có thể cảm thấy buồn nôn hoặc đau bụng. Đó đều là những biểu hiện của nỗi sợ bị đánh giá và phán xét.

Rất khó để ta lờ đi việc suy nghĩ đến những sự đánh giá, phán xét của người khác dành cho mình. Đặc biệt trong xã hội ngày nay, con người lại rất thích đánh giá, phán xét lẫn nhau. Một số người sẽ dành những lời khen, ý tốt nhưng cũng có một số cố tình dìm người khác để tự tâng bốc bản thân.

Vậy nhưng, khi nỗi sợ này trở nên lấn át, nó khiến chúng ta thu mình lại, bỏ qua những cơ hội, có xu hướng né tránh những thử thách mới. Chúng ta sợ ai đó thấy mình thất bại. Sợ ai đó cười nhạo. Để rồi ta chẳng còn dám bước ra ngoài để thể hiện bản thân.

Hai nhà tâm lý David Watson và Ronald Friend đã phát triển một thang đo mức độ sợ bị đánh giá . Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng : những người chịu nhiều ảnh hưởng bởi nỗi sợ này cũng thường sẽ có những kết quả không tốt. Nỗi lo và thành tích có tỷ lệ thuận với nhau. Nỗi lo càng lớn sẽ kéo theo thành tích càng xuống dốc.

Nhưng đồng thời các nhà tâm lý cũng gợi ý một vài phương pháp có thể giúp làm giảm bớt nỗi lo này

1. Tự nhìn nhận và đánh giá bản thân

Nhìn nhận những phẩm chất tích cực mà bản thân đang có. Tự khẳng định chính mình là cách để ta có thể trở nên tự tin hơn, bảo vệ bản thân trước những đánh giá, nhận xét từ bên ngoài.

Đừng quá khắt khe với bản thân, xã hội này chẳng ai là hoàn hảo cả. Ai cũng có lỗi lầm. Thế nhưng không vì ai đó có lỗi lầm mà trở nên thua kém người khác.

2. Rèn luyện tư duy chủ động

Khi chúng ta đang có nỗi sợ, ta sẽ càng có xu hướng tránh né, càng như thế thì lại càng không thể giải quyết được gì, nỗi sợ vẫn sẽ còn ở đó. Thậm chí ta càng trốn tránh thì nỗi sợ sẽ lại càng lớn thêm mà thôi.

Vậy nên cái ta cần là xây dựng lối tư duy chủ động. Chủ động đối mặt với nỗi sợ, chỉ khi đó ta mới có thể rút ngắn được phần nào khoảng thời gian phải chịu đựng nỗi lo âu.

Hãy cứ tập trung vào từng hành động cụ thể, những công việc cần làm, những cách thức để xử lý vấn đề. Đừng quá tập trung vào cảm xúc và nỗi sợ của bản thân.

. . .

Giống như bản thân tôi trước đây cũng vậy. Khi chuẩn bị đăng một bài viết trên blog, tôi vẫn có một cảm giác lo lắng và hồi hộp. Mặc dù tôi biết mình đã có đủ sự nghiên cứu để có thể trình bày kiến thức một cách thấu đáo dưới quan điểm và góc nhìn của cá nhân tôi. Và đó cũng là trải nghiệm của bản thân tôi trong vấn đề ấy. Vậy nguyên nhân do đâu tôi lại vẫn cảm thấy lo lắng như vậy?

Nỗi sợ tiềm ẩn rằng bản thân có thể mắc phải một sai lầm nào đó. Sợ sự phản đối của người khác khi bất đồng quan điểm với tôi. Sợ sẽ khiến cho bạn đọc phải thất vọng, nếu bài viết không đủ hấp dẫn và hữu ích. v.v..

Nhưng rồi kể từ khi tôi thay đổi lối tư duy của chính mình. Tôi biết rằng việc tôi cần làm là chuẩn bị tốt nhất mọi thứ trong khả năng của mình. Tôi chỉ cần chia sẻ đúng sự việc dưới góc độ quan điểm cá nhân tôi. Dù cho những nhận xét đánh giá của bạn đọc có tích cực hay tiêu cực, dẫu cho không cùng quan điểm với tôi đi chăng nữa, thì tôi vẫn luôn tôn trọng những nhận xét, đánh giá đó.

Khi mọi việc đã xong, tôi không còn bận tâm hay lo âu về kết quả nữa.

3. Đầu tư vào bản thân

Đầu tư kiến thức, trao dồi những kỹ năng mới, để nâng cấp bản thân mình hơn, khi ấy ta sẽ có được sự tự tin cho chính mình. Bởi đôi khi chính nỗi lo sợ bị phán xét, để rồi ta tự hạ thấp giá trị của bản thân hơn giá trị con người thật của mình.

Tập trung vào những việc ta có thể kiểm soát được. Ví dụ như việc học thêm kỹ năng mới, đọc sách bổ sung kiến thức mới. Còn những tình huống rủi ro, những suy nghĩ, phán xét của người khác dù là tốt hay xấu, cũng đều nằm ngoài tầm kiểm soát của cá nhân ta, do đó ta không cần qua bận tâm đến chúng.

Vì khi bạn đã hiểu rõ mình, suy nghĩ của người khác sẽ chẳng còn quan trọng.

Nhận bản tin mới nhất! 🎁

Đăng ký để nhận bài viết mới nhất từ ​​nguoithuongkhoinghiep.com!

Nguoithuongkhoinghiep.com

Check your inbox or spam folder to confirm your subscription.

close
Bản tin mới nhất!

nguoithuongkhoinghiep.com

Check your inbox or spam folder to confirm your subscription.

Leave a Reply

You must be logged in to post a comment.

Bài Viết Mới Nhất

  • #nhatkynang – Ta vụng về
  • Bình an quá lại không quen.
  • #nhatkynang- Những điều bên cạnh
  • #nhatkynang – Giá mà mình
  • #nhatkynang – Cây cô đơn

Categories

  • #nhatkynang (143)
  • Bài viết (324)
  • Chuyện viết (29)
  • Ngẫu hứng (39)
  • Tản văn (280)
  • Uncategorized (108)

Tôi không đặt quảng cáo cho Blog vì muốn bạn đọc có được những trải nghiệm tốt nhất khi đọc các bài viết của tôi. Bạn có thểmời tôi một cốc cà phê, để tôi có thể sáng tạo và duy trì tiếp tục trên nền tảng này.

Về tác giả

Mỗi người rồi sẽ tìm thấy được phiên bản của chính mình. Tìm thấy mục đích và ý nghĩa trong cuộc sống nó cũng giống như ta đang bắt đầu chặng hành trình khởi nghiệp để đi tìm thấy chính mình.