Để giao tiếp tốt không chỉ bằng lời nói, ngôn ngữ, mà nó còn đòi hỏi nhiều ở kỹ năng khác như kỹ năng lắng nghe, cách đặt câu hỏi, những phản hồi tích cực, thể hiện sự quan tâm và thiết lập mối quan hệ tốt với người đối diện.
Thiếu kỹ năng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến chứng sợ tiếp xúc với người lạ. Vì vậy để vượt qua nỗi sợ, cần cải thiện kỹ năng mềm của bản thân.
Để cải thiện kỹ năng giao tiếp bạn có thể thử một số cách dưới đây:
…
01.
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp trò chuyện.
Kỹ năng mềm bao gồm khá nhiều kỹ năng, trong đó kỹ năng giao tiếp là quan trọng và cần thiết nhất.
Có thể bắt đầu bằng những cuộc nói chuyện ngắn với những người bạn, người quen trước, sau đó dần dần hãy mở rộng cuộc trò chuyện với những người bạn mới quen, hay những người mới gặp.
Việc trò chuyện thường xuyên với những người xung quanh sẽ giúp ta cải thiện được khả năng giao tiếp rất nhiều. Học cách hiểu cảm xúc của người khác thông qua lời nói và biểu cảm khuôn mặt. Bên cạnh đó, việc trò chuyện cũng sẽ giúp tăng sự gắn kết hơn giữa mọi người từ đó góp phần tăng sự tự tin cho cá nhân ta.
Bạn có thể chủ động tham gia vào các câu lạc bộ, hoặc các hoạt động ngoại khoá để có cơ hội tương tác với nhiều người hơn.
…
02.
Thể hiện bản thân nhiều hơn.
Đây là việc mà người hướng nội ngại làm. Nhưng chỉ bằng cách mạnh dạn thể hiện tiếng nói, người hướng nội mới có thể có được môi trường mà mình mong muốn. Đặc biệt là qua việc viết, hoặc mạng xã hội, hai công cụ truyền đạt mà người hướng nội có thế mạnh sử dụng.
Chúng ta những người hướng nội, cần dừng hoài nghi về bản thân mình. Chấp nhận sống với tính cách của mình và dần dần cải thiện. Tìm kiếm những giá trị mà bản thân tin tưởng.
Những điều mà bản thân cảm thấy có ý nghĩa. Xây dựng niềm tin vào nó, và nó sẽ là động lực để người hướng nội có động lực mạnh mẽ làm mọi điều khác.
…
03.
Thực hành kỹ năng lắng nghe.
Lắng nghe là kỹ năng quan trọng trong giao tiếp mà ta dễ dàng bỏ qua và ít khi để ý đến.
Thời đại ngày nay con người chúng ta đang không ngừng trò chuyện và lắng nghe mỗi ngày. Nhưng để có thể lắng nghe sâu, lắng nghe không phán xét thì đó là điều mà không phải ai cũng có thể làm được.
Chúng ta có thể nghe người khác nói gì, nhưng để thực sự hiểu họ thì điều đó không hề dễ. Bởi việc lắng nghe sâu đòi hỏi ở mỗi người một sự chú tâm, không phán xét, lắng nghe bằng sự cởi mở, đôi khi cần đặt bản thân vào vị trí của người khác. Khi ấy những cuộc trò chuyện mới thật sự được cởi mở và thấu hiểu được nhau từ tận sâu bên trong mỗi con người.
Việc lắng nghe sâu sắc, chỉ đơn giản là dành trọn vẹn sự tập trung vào người mình đang giao tiếp cùng. Lắng nghe với sự chủ động, một tâm thế cởi mong để hiểu được chính con người thật sự của đối phương, chứ không phải nghe để phán xét hay chỉ trích.
Hãy để những hệ quy chiếu, những đánh giá, những phán xét của cá nhân ta sang một bên. Hãy lắng nghe một cách trọn vẹn, lắng nghe với lòng từ bi và sự cảm thông.
Ta có thể không quá hoạt ngôn, không giỏi giao lưu như những người hướng ngoại. Nhưng đổi lại ta có được sự chú tâm, khả năng lắng nghe và kết nối sâu sắc hơn.
Học cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể, để có thể thoải mái và chủ động hơn trong việc giao tiếp. Đồng thời cũng sẽ giúp người khác hiểu rõ hơn những gì mà ta đang muốn truyền tải.
…
04.
Cải thiện kỹ năng viết.
Viết cũng là cách để ta có thể giao tiếp tốt hơn.
Viết đem lại cho bản thân tôi vốn từ ngữ đa dạng hơn. Tôi học được cách sắp xếp thông tin một cách mạch lạc trước khi muốn trình bày với người khác. Vì thế tôi cải thiện được khả năng giao tiếp của mình rất nhiều.
Hãy cải thiện kỹ năng viết của mình bằng cách đọc nhiều sách và báo chí, viết blog hoặc tham gia các khóa học viết lách.
Kỹ năng giao tiếp là cả một quá trình học tập, rèn luyện và tích lũy. Vậy nên chỉ cần ta chịu học tập và rèn luyện, cố gắng từng chút một mỗi ngày, rồi mọi mong muốn của ta đều có thể trở thành hiện thực.
..
.
.,
,