Skip to content
nguoithuongkhoinghiep.com

nguoithuongkhoinghiep.com

Một người đang đi – thông qua con chữ làm tấm gương phản chiếu để tự soi thấy chính mình

Menu
  • Bài viết
  • Tản văn
  • Chuyện viết
  • Ngẫu hứng
  • #nhatkynang
Menu
trí tuệ cảm xúc

6 kỹ năng và phẩm chất cơ bản mà một người cần có, nếu muốn quản trị bản thân tốt hơn.

Posted on 16/08/202203/04/2023 by admin

Ngày nay hầu hết chúng ta đều đổ xô đi học thêm những kĩ năng để có thể quản trị người khác. Nào là đọc vị người khác. Làm sao để thấu hiểu người khác. Học quản trị người khác là tốt nhưng có bao giờ bạn nhìn lại và tự hỏi liệu bản thân đã có kỹ năng quản trị chính mình hay chưa?

Ta thường bị cuốn vào guồng quay hối hả của công việc và cuộc sống hằng ngày. Ta bận rộn, hướng ra ngoài mà ít khi chịu quay về đối diện với chính bản thân mình. Thời gian cho bản thân còn không có, thì làm sao hiểu và quản trị được chính mình. Không quản trị được chính mình thì làm sao có thể quản trị được người khác.

Ta luôn bắt người khác phải làm thế này, thế kia. Ta luôn thấy được những khuyết điểm từ người khác và luôn muốn họ phải thay đổi. Vậy bản thân ta có làm tốt hơn họ không?

Thường khi gặp những mâu thuẩn, vấn đề, ta thường phản ứng theo cảm xúc. Khi đó là lúc mà ta dễ hành động sai và đưa ra quyết định sai nhất. Bởi cảm xúc nhất thời đó có thể chỉ là phản ứng tự vệ trong tiềm thức, nó dựa trên những sự kiện, nỗi đau, nút thắt trong quá khứ tạo nên.

Thế mới nói, chính ta tạo ra vấn đề. Để rồi ta lại loay hoay và mệt mỏi để tìm cách giải quyết chúng. Rồi lại trách, lại nói sao cuộc sống quá mệt mỏi, quá áp lực, bận rộn và đầy rẫy những vấn đề. Trong khi ta lại không chịu đi tìm hiểu những nguyên nhân thật sự, là gốc rễ của những vấn đề ấy.

Dưới đây là 6 phẩm chất và kỹ năng mà bạn nên sớm rèn luyện và sở hữu cho bản thân mình nếu muốn Quản trị bản thân được tốt hơn.

Mục lục đọc nhanh:

  1. Hiểu về cảm xúc
  2. Quản trị cảm xúc
  3. Hiểu và phát huy thế mạnh bản thân
  4. Sự chính trực
  5. Tự tạo động lực và chăm sóc bản thân
  6. Khả năng tự tin

1. Hiểu về cảm xúc

Trước hết bạn phải nhận dạng được các hoàn cảnh, tác nhân có thể kích hoạt gây nên những cảm xúc khiến bạn không thể kiểm soát được. Hiểu được vai trò của cảm xúc và sự ảnh hưởng của nó đến quyết định và phán đoán của bạn như thế nào.

Những gì các bạn nhìn thấy khi ai đó thể hiện cảm xúc chỉ là bề mặt, là 10% phần nổi của tảng băng.

Bạn nhận thức được cảm xúc qua ngôn ngữ, giọng điệu, ngôn ngữ hình thể, cử chỉ..Và tất cả những thứ đó đều được tạo thành từ 90% phần chìm của tảng băng, nơi chứa đựng những yếu tố chính gây nên cảm xúc và hành vi của bạn. (hình ảnh tảng băng trôi).

Ở đây ta có thể nhắc lại về cảm xúc như một dạng dữ liệu thô. Và khi nó đã là dữ liệu thì việc ta cần làm là phân tích và xử lý chúng. Khi ta chưa phân tích và chưa hiểu tường tận được nguyên nhân tại sao lại có những cảm xúc đó thì ta không nên phản ứng.

Ví dụ:

Tuổi thơ bạn bị bỏ rơi và bạn cảm thấy cực kỳ giận dữ và sợ hãi với điều đó. Bạn lớn lên theo năm tháng cùng với nỗi đau đó. Chúng không mất đi mà chỉ được nuôi dưỡng và lớn dần lên. Bỗng 1 ngày bạn vô tình đối mặt với hoàn cảnh tương tự như bị bạn bè hay người yêu bỏ rơi. Ngay lập tức, những kí ức buồn bã đó chợt ùa về và ngay lập tức bị kích hoạt. Bạn trở nên giận dữ, sợ hãi mà không ai hiểu vì sao.

Tương tự, khi bạn có một trải nghiệm đẹp. Kí ức đẹp gắn liền với 1 bài hát. Rồi vô tình bạn đang đi trên đường. Bạn nghe được bài hát đó. Cảm giác hạnh phúc bất giác được kích hoạt. Bạn bỗng nhiên trở nên hạnh phúc lạ thường. Bạn như được trở về cái thời điểm trong quá khứ ấy.

Đó chính là cách vận hành của cảm xúc hay là những ngòi nổ kích hoạt cảm xúc.

Những ngòi nổ cảm xúc này được hình thành do những yếu tố nằm ở phần chìm của tảng băng. Do đó, hành trình đi vào bên trong. Tìm hiểu những nút thắt. Tìm hiểu ngòi nổ của cảm xúc là cực kì quan trọng. Nó giúp bạn có thể hiểu được những nguyên nhân tại sao bạn lại có những phản ứng cảm xúc đó. Từ đó mới có thể đưa ra những phương pháp nhằm kiểm soát được cảm xúc và hành vi của bản thân.

2. Quản trị cảm xúc

Là việc ta có thể theo dõi và kiểm soát được cảm xúc của bản thân. Để có thể luôn giữ cho bản thân có thể làm việc hiệu quả dù phải đối diện với áp lực hay bất kỳ hoàn cảnh khó xử nào trong công việc và cuộc sống.

Hiểu một cách đơn giản là việc ta đưa cảm xúc trở về trạng thái cân bằng thông qua nhiều phương diện như ngôn ngữ, hình thể.

Một số cách rèn luyện khả năng tự kiểm soát cảm xúc:

  • Tìm cách để giải toả áp lực căng thẳng: tìm cho bản thân 1 sở thích, đam mê để có thể theo đuổi xả stress sau giờ làm. Ngoài ra tập thể dục cũng là 1 cách để xả stress hiệu quả.
  • Giữ bình tĩnh: luôn giữ được bình tĩnh khi đối mặt với vấn đề. Vì khi ấy ta sẽ có được thời gian để phản tư và suy nghĩ cách bản thân có thể phản ứng thế nào trong những trường hợp căng thẳng mà không đổ thêm dầu vào lửa.
  • Suy nghĩ kĩ trước khi ra quyết định: bởi khi bạn bị mất kiểm soát sẽ dẫn đến việc đưa ra những quyết định sai lầm. Vì thế những lần sau, mỗi khi bạn gặp phải tình huống căng thẳng. Học cách lùi lại, hít thở sâu, khoan vội đưa ra quyết định. Cho phép bản thân trở về với trạng thái bình tĩnh, suy xét rõ ràng trước khi quyết định.

3. Hiểu và phát huy thế mạnh bản thân

Chuyện xấu và tồi tệ nhất ta hay làm đối với chính bản thân là so sánh chính mình với người khác. Rồi sau đó lăn ra trầm cảm, tự ti, thấy mình chẳng bằng ai nên chẳng dám làm gì. Vì nghĩ bản thân thật vô dụng. Nhưng bạn đâu biết rằng những nổi sợ hãi đó đều là vô hình và vô lý. Tất cả chỉ là ảo giác về sự kém may mắn, kém cỏi, kém năng lực về bạn mà thôi.

Mỗi chúng ta là một cá thể độc lập và riêng biệt. Ta được sinh ra với cấu tạo khác nhau. Lớn lên trong những môi trường và hoàn cảnh khác nhau. Những trải nghiệm khác nhau đã tạo nên những con người cực kỳ khác nhau.

Mỗi một con người chúng ta là một bản thể độc đáo của vũ trụ. Chúng ta đến cuộc đời này với những sứ mệnh và nhiệm vụ khác nhau. Chính vì vậy tương ứng với sứ mệnh mỗi người sẽ luôn có những thế mạnh và điểm yếu khác nhau.

Làm thế nào để tìm ra thế mạnh bản thân?

  • Tin rằng ai cũng có thế mạnh độc đáo của riêng mình.

Bởi mỗi cá nhân chúng ta được sinh ra trên đời này, ai cũng có những thế mạnh riêng. Không ai dở cả. Bạn phải tin tưởng vào bản thân mình. Ít nhất bạn sẽ làm 1 thứ gì đó giỏi hơn người khác.

  • Viết xuống những gì mà bạn nghĩ là thế mạnh của bản thân.

Những công việc nào mà bạn làm nó 1 cách dễ dàng. Làm 1 cách thoải mái và chẳng hề thấy áp lực.

Những công việc nào mà người khác thường xuyên nhờ bạn giúp đỡ. Và bạn làm nó 1 cách dễ như trở bàn tay.

  • Khảo sát từ những người xung quanh xem họ đánh giá thế mạnh của bạn là gì?

Sau khi đã tự liệt kê ra những thế mạnh của bản thân rồi. Bạn có thể nhờ những người xung quanh kiểm tra và xác nhận lại xem thế nào.

Có đôi khi chính bạn sẽ không thể nhìn ra những thế mạnh của bản thân. Nhưng người thân, bạn bè, đồng nghiệp xung quanh lại có thể cho bạn một góc nhìn khách quan hơn.

Vì vậy, việc chủ động xin phản hồi của người khác về bản thân là rất quan trọng. Bởi nó sẽ cho bạn góc nhìn khách quan về thế mạnh và điểm yếu của bản thân.

4. Sự chính trực

Biểu hiện của người chính trực

  • Họ tôn trọng thời gian của bạn

Bởi đối với họ thời gian vô cùng quý giá. Nên họ cũng quý giá thời gian của người khác. Họ sẽ chẳng bao giờ làm mất thời gian của bạn vì những chuyện vô bổ. Và họ sẽ luôn cảm ơn bạn vì đã dành thời gian quý báo cho họ.

  • Luôn dành lời khen cho người khác

Khi bạn giúp đỡ họ. Dù việc rất nhỏ. Họ cũng nhắc đến và cảm ơn bạn vì những gì bạn đã làm. Chẳng bao giờ cướp công của người khác.

  • Họ luôn là chính mình

Người chính trực chẳng bao giờ phải nói dối hay giả tạo để đẩy mình lên hay lừa lọc ai đó. Họ là chính họ. Dù online hay offline.

  • Họ luôn chân thật

Bởi người chính trực họ luôn hiểu rằng chân thật sẽ đưa họ đi rất xa nên chẳng bao giờ họ phải nói sai sự thật.

  • Không lợi dụng người khác

Người chính trực không lợi dụng người khác mà còn dành thời gian để giúp đỡ người khác phát triển. Họ cho đi nhiều hơn là mong muốn nhận lại.

  • Khi bất đồng quan điểm, người chính trực không tranh cãi

Người chính trực giải thích, tranh luận một cách hết sức văn minh. Nếu không thống nhất được quan điểm thì họ chỉ im lặng. Chứ không bắt buộc người khác phải nghe theo ý kiến của họ.

  • Luôn nhìn thấy những điểm tốt đẹp từ người khác

Người chính trực luôn mở lòng với người khác. Luôn tin tưởng người khác trước.

Nhưng nếu bạn là người phản bội lại sự tin tưởng của họ. Thì họ cũng sẽ dễ dàng cắt hết mọi liên hệ với bạn mà không vương vấn gì cả.

  • Họ rất nhạy cảm

Luôn quan tâm đến những người xung quanh. Dễ dàng nhận biết cảm xúc từ người đối diện. Sẵn sàng quan tâm giúp đỡ người khác được vui vẻ, tích cực hơn.

  • Luôn là người xin lỗi trước

Nếu họ làm sai. Họ sẽ xin lỗi ngay. Họ chẳng sợ mất mặt. Vì họ biết đã làm sai thì phải chịu trách nhiệm và nhận lỗi trước.

  • Cực kỳ khiêm tốn

Người chính trực chỉ làm việc tốt cho mọi người và cộng đồng. Mà chẳng bao giờ nghĩ đến việc phải lấy đó làm phần thưởng và sự khen ngợi từ người khác. Họ không quan tâm đến hào quang.

  • Luôn tử tế và hướng đến điều tốt đẹp

Nếu chuyện trong khả năng giúp đỡ của họ. Họ sẵn sàng làm mà không nề hà. Đối với họ, cuộc sống có ý nghĩa khi được cho đi và giúp đỡ mọi người xung quanh.

5. Tự tạo động lực và chăm sóc bản thân

Đây là những cách giúp bạn củng cố sự tự tin cho bản thân:

  • Xây dựng sự tự tin cho bản thân.

Suy nghĩ về những thành tích, thành công đạt được trong đời. Tìm hiểu sự ghi nhận của người khác về thế mạnh và năng lực của bạn. Đặt ra những mục tiêu thực tế có thể đạt được. Nỗ lực thực hiện. Ăn mừng từ những thành tích nhỏ nhất.

  •  Phải có Tư duy tích cực

Người có tư duy tích cực luôn lạc quan. Luôn nhìn thử thách là cơ hội. Nhờ tích cực, họ luôn sẵn sàng dấn thân vào những thử thách mới và không nản lòng.

Đầu tiên bạn phải tập quan sát và nhận biết những suy nghĩ của bản thân là gì? Tích cực hay tiêu cực.

Khi nhận thấy những suy nghĩ tiêu cực. Hãy tìm cách để khắc phục và thay thế bằng những suy nghĩ tích cực. Sử dụng 1 vài câu nói để nhắc nhở và tạo động lực cho bản thân: “Mình sẽ làm được” Rèn luyện suy nghĩ tích cực mỗi ngày. Cho đến khi nó trở thành phản xạ tự nhiên. Thành thói quen của bạn.

  • Khả năng tập trung cao độ để thực hiện các mục tiêu thử thách

Đây là chìa khoá để giúp bạn thành công. Bởi bạn phải tập trung cao độ. Đủ quyết tâm và động lực thì mới có thể hoàn thành được mục tiêu của bản thân đề ra.

  • Môi trường tạo động lực

Khi môi trường làm việc hay văn hoá tổ chức không tạo động lực. Không khuyến khích hay cỗ vũ, ghi nhận những nổ lực của nhân sự. Điều đó sẽ làm ảnh hưởng và thiếu động lực cho cá nhân.

Vì thế nếu bạn cảm thấy mình đang làm việc trong môi trường mà bản thân không học được điều gì mới mẻ. Thì nên suy nghĩ và cân nhắc về việc thay đổi. Bởi nếu bạn vẫn tiếp tục ở lại môi trường đó sẽ khiến bạn dễ lún sâu vào vùng an toàn và đánh mất mọi động lực để vươn lên và phát triển.

6. Khả năng tự tin

Tự tin không tự nhiên mà có. Bạn tự tin khi bạn có đầy đủ khả năng và kỹ năng. Nghĩa là sự tự tin lớn dần lên và được rèn luyện dựa trên sự phát triển kỹ năng và khả năng của bản thân.

Và khi bạn càng có nhiều kỹ năng, càng có năng lực. Càng thực hiện thành công nhiều công việc dựa trên những kỹ năng và năng lực đó. Bạn càng trở nên tự tin hơn.

Henry Ford từng nói: “Dù bạn nghĩ mình làm được hay nghĩ là mình không làm được. Điều bạn nghĩ luôn đúng”. Tư duy ảnh hưởng đến khả năng thành công của bạn.

3 điều đơn giản bạn có thể làm để rèn luyện sự tự tin

  • Luôn học một cái gì đó mới mẻ

Luôn tìm một thứ gì đó mới mẻ để học. Đừng lúc nào cũng nghỉ đến kinh doanh, tiền bạc, lợi nhuận. Đơn giản học một cái gì mình thích là được.

Ví dụ: Bạn là người có khiếu thẩm mỹ. Bạn có thể gia các lớp hội hoạ, vẽ tranh thư pháp. Bạn khéo tay bạn có thể tham gia các lớp cắm hoa, làm bánh. Miễn sao bạn thích và cảm thấy thoải mái là được.

Đừng nghĩ rằng những kiến thức ấy không liên quan đến nhau. Nhưng thật ra chúng đều có hết ấy. Bởi khi bạn được làm những điều mình thích. Khi ấy bạn sẽ luôn có được nguồn năng lượng tích cực nhất. Bạn có thể thoả sức sáng tạo. Chính những thứ ấy làm bạn nhận ra được những khả năng mà trước đây bạn chưa hề biết. Bạn cảm thấy đầu óc tư duy mình được mở mang nhiều hơn. Góc nhìn ngày càng đa dạng hơn. Từ đó càng có nhiều thứ để bạn có thể chia sẻ hơn. Làm bạn tự tin hơn.

  • Luôn tham gia vào một thứ gì đó

Có thể là một dự án xã hội, sự kiện, lớp học , nghiên cứu…Cái gì cũng được, liên quan hay không liên quan đến công việc cũng được. Bởi khi bạn làm cái gì đó mới mẻ. Bạn sẽ luôn trong trạng thái suy nghĩ, tiếp thu những kiến thức mới, con người mới. Cách làm mới kích thích não bộ luôn trong trạng thái hứng khởi, tư duy mỗi ngày. Thay đổi những định kiến cũ trước đây.

  • Ngừng so sánh bản thân với người khác

Nếu cứ luôn đi so sánh thì sẽ luôn thấy mình thấp kém, rồi vì vậy mà phiển não. Chẳng còn động lực để làm tiếp những thứ khác.

Nếu muốn so sánh thì hãy so sánh với chính mình ấy. Bạn hôm nay biết nhiều hơn hôm qua. Hôm nay bạn làm được điều gì đó, giúp một ai đó mà hôm qua bạn chưa từng làm. Và khi đó bạn sẽ thấy mình lớn hơn và sẽ tự tin hơn mỗi ngày.

  • Tránh xa những người toxic

Người xung quanh ta mà tiêu cực thì họ chỉ có thể kéo ta xuống thôi. Nên ta phải tránh xa những người như thế.

Hơn nữa, gần người tích cực, tự tin thì họ sẽ truyền cho bạn năng lượng tích cực để lớn lên mỗi ngày so với hôm qua.

Nhận bản tin mới nhất! 🎁

Đăng ký để nhận bài viết mới nhất từ ​​nguoithuongkhoinghiep.com!

Nguoithuongkhoinghiep.com

Check your inbox or spam folder to confirm your subscription.

close
Bản tin mới nhất!

nguoithuongkhoinghiep.com

Check your inbox or spam folder to confirm your subscription.

Leave a Reply

You must be logged in to post a comment.

Bài Viết Mới Nhất

  • Một đêm đen
  • #nhatkynang – Ta vụng về
  • Bình an quá lại không quen.
  • #nhatkynang- Những điều bên cạnh
  • #nhatkynang – Giá mà mình

Categories

  • #nhatkynang (143)
  • Bài viết (325)
  • Chuyện viết (29)
  • Ngẫu hứng (40)
  • Tản văn (280)
  • Uncategorized (108)

Tôi không đặt quảng cáo cho Blog vì muốn bạn đọc có được những trải nghiệm tốt nhất khi đọc các bài viết của tôi. Bạn có thểmời tôi một cốc cà phê, để tôi có thể sáng tạo và duy trì tiếp tục trên nền tảng này.

Về tác giả

Mỗi người rồi sẽ tìm thấy được phiên bản của chính mình. Tìm thấy mục đích và ý nghĩa trong cuộc sống nó cũng giống như ta đang bắt đầu chặng hành trình khởi nghiệp để đi tìm thấy chính mình.