Skip to content
nguoithuongkhoinghiep.com

nguoithuongkhoinghiep.com

Một người đang đi – thông qua con chữ làm tấm gương phản chiếu để tự soi thấy chính mình

Menu
  • Bài viết
  • Tản văn
  • Chuyện viết
  • Ngẫu hứng
  • #nhatkynang
Menu
văn hoá tranh luận

Văn hoá tranh luận

Posted on 19/12/202319/12/2023 by admin

Mạng xã hội là một nơi rất là nguy hiểm. Và trong thời đại số, nếu không cẩn thận thì đó không phải là nơi dễ kết nối.

Người ta có thể kết nối với internet nhưng lại có khi ngắt kết nối với những người xung quanh, đơn giản vì một tư duy quan điểm nào đó khác biệt.

Trong các cuộc tranh luận trên mạng xã hội, lỗi ngụy biện công kích cá nhân xảy ra hằng ngày, nào là anh hùng bàn phím, thánh phán, làm được thì hẵng nói….v.v. Bởi mạng xã hội đã mở ra một không gian cởi mở và dân chủ hơn cho con người, và đặc biệt với một số người ngại nói lên quan điểm và ý kiến cá nhân trước mặt người khác, thì mạng xã hội chính là nơi vô cùng lý tưởng, nó cho con người một sự nặc danh và vô tư để nói lên những suy nghĩ của bản thân mà không sợ người khác biết và đánh giá.

Rất nhiều cuộc tranh luận trên mạng là không hiệu quả, thậm chí là để lại hệ quả tiêu cực và xấu xí.

Nhưng trong đời sống thực cũng thế. Tôi vẫn thấy có rất nhiều cuộc tranh luận khá căng thẳng và tiêu cực không kém.

Họ sử dụng lời lẽ để đàn áp người khác, sử dụng ngôn ngữ mạnh mẽ và mang tính tấn công khi tranh luận, tạo cảm giác không thoải mái, đôi khi tìm cách hạ bệ đối phương.

Trong nhiều trường hợp cần tranh luận, một số người thường giữ chặt lấy quan điểm, tư duy cố định của bản thân, cũng có khi là vì một số lý do cảm xúc nào đó. Và bất cứ khi nào họ thấy ai đó có quan điểm hay suy nghĩ khác họ, họ sẽ nhanh chóng kết luận rằng người này có vấn đề, người này sai.

Nên một cuộc tranh luận hoặc bất đồng quan điểm dù ở ngoài đời hay trên mạng xã hội đều có khả năng dẫn tới kết cục mất đi mối quan hệ.

Bản thân tôi đôi khi vẫn cảm thấy rằng kỹ năng tranh luận và trình bày của mình còn kém quá. Về cơ bản, chưa từng có ai dạy cho tôi điều đó. Có lẽ một phần vì bản thân tôi chưa rèn cho mình được kỹ năng thể hiện quan điểm và tranh luận ôn hoà.

Do vậy tôi của trước đây chưa biết cách để trình bày và bảo vệ quan điểm, ý kiến của mình sao cho rõ ràng, chặt chẽ và thuyết phục được người khác. Chưa kể trong một số tình huống tôi còn không thể tiết chế cảm xúc của bản thân và cũng đã không ít lần làm tổn thương tới cảm xúc của họ.

Chỉ vì bản thân chưa có được sự cởi mở về tư duy, chưa chấp nhận sự khác biệt hay quan điểm trái chiều.

Theo kết luận của nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, bản chất con người là rất tình cảm, có nhiều cảm xúc. Nên con người luôn nhìn sự việc nghiêng về về cảm nhận, cảm xúc, cảm giác hơn là suy nghĩ duy lý, tư duy, lập luận. Và nếu để cảm xúc lên tiếng nhiều quá thì dễ dẫn tới cảm tính.

Nhắc tới chuyện này tôi đột nhiên nhớ tới những mối quan hệ tình cảm trước đây của mình.

Trước đây cả hai vẫn thường hay chia sẻ bình luận về những vấn đề xảy ra xung quanh trong công việc và đời sống hằng ngày. Có rất nhiều suy nghĩ, quan điểm giống nhau và cũng có 1 vài điều bất đồng trái ngược ý kiến. Những khi ấy thường sẽ mặc nhiên cho rằng “Thì ra, người yêu mình có quan điểm trái ngược mình trong chuyện này”, thế là trong lòng tự nhiên có một sự xa cách và tổn thương, vì cảm thấy đối phương không tôn trọng và không ủng hộ mình.

Lần khác khi bất đồng ý kiến lên đến đỉnh điểm, bản thân đặt quá nhiều cảm xúc vào, cả 2 còn tìm cách để tấn công lại quan điểm của đối phương, hoặc có lời nói gì đó hơi làm đối phương buồn và tổn thương nhiều. Để rồi xuất phát từ một cuộc trò chuyện vui vẻ với mong muốn để cả 2 hiểu nhau nhiều hơn, lại biến thành một trận tranh luận cãi vả, xong hai đứa trở nên hơi giận dỗi nhau.

Sau này khi đọc nhiều sách về mindset, tái tư duy, thay đổi góc nhìn nhận vấn đề sự việc, thì cách nói chuyện của tôi bắt đầu có sự thay đổi rõ rệt.

Phán xét vốn là bản chất của con người.

Nếu hiểu theo lý thuyết về ngũ uẩn của Phật giáo, con người chúng ta sẽ tiếp nhận những thông tin và sự việc qua các giác quan từ sắc, thọ, tưởng, hành, thức, được tính bằng sát na, cực kỳ nhanh. Khi mới nhìn thấy ai đó hoặc nghe cái gì đó là tâm trí đã ngay lập tức hiện lên nhận định, phán xét rồi đánh giá. Đó đều là tiến trình của tâm, đa phần là nằm ngoài sự kiểm soát của con người.

Xét về khoa học não bộ hệ thống tư duy nhanh và chậm đưa ra khái niệm về 2 tâm trí: hành vi của con người được điều khiển bởi 2 hệ thống khác nhau – một cái tự động (hệ thống 1) và một cái hay suy xét (hệ thống 2).

Hệ thống 1 – bản năng, tự động và cảm tính, phần bộ não hoạt động theo trực giác và đột ngột, thường không có sự kiểm soát có ý thức.

Hệ thống 2 – chín chắn, chậm rãi, và toan tính. Khi đối đầu với những thông tin và sự việc, sự tương tác của chúng quyết định cách ta nghĩ, đưa ra phán xét, quyết định và hành động. Hệ thống 2 là thứ ta ám chỉ khi tưởng tượng phần bộ não chịu trách nhiệm cho quá trình ra quyết định, lập luận và niềm tin của mỗi cá nhân. Nó điều khiển các hoạt động có ý thức của tâm trí như tự kiểm soát, khả năng lựa chọn và chủ ý tập trung.

Chúng ta không phải lúc nào cũng có thể kiểm soát có ý thức những hành động, phán đoán và lựa chọn của mình. Thay vào đó chúng ta luôn luôn bị định hướng bởi những điều kiện xã hội và văn hóa nhất định. Đó là lý do con người hay mắc thiên kiến xác nhận, xu hướng đồng tình với thông tin nào mà có thể ủng hộ và củng cố được niềm tin cũ trước đây, cũng như chỉ chấp nhận những gì phù hợp với sự quen thuộc và niềm tin trước đây từng có mà thôi.

Nên một cách hiệu quả hơn là thẳng thắn thừa nhận rằng bản thân sẽ có sự phán xét khi nhìn vào người khác, nhưng đồng thời cũng sẽ thử chậm lại, thử nghe đối phương trình bày ý kiến của họ, thử tìm hiểu xem tại sao họ lại nghĩ như vậy. Bởi biết đâu những phán xét đánh giá ban đầu của mình là cảm tính, phiến diện thì sao.

Thử chậm lại để để lắng nghe người khác trọn vẹn hơn, để nỗ lực hiểu góc nhìn của họ, trước khi quyết định thể hiện quan điểm hay đánh giá chủ quan của mình.

Giờ đây khi có dịp trò chuyện cùng một số người bạn, tôi cũng hay tranh luận nhưng không phải là để tìm ra người chiến thắng và thua cuộc, không phải để cố gắng chứng minh rằng mình có hiểu biết và người kia yếu kém ra sao, mà là chỉ thảo luận, trao đổi, mổ xẻ nhiều góc cạnh của vấn đề.

Mỗi người đều có quyền tự do nói lên suy nghĩ, quan điểm của bản thân, chỉ là mỗi chúng ta hãy học cách lựa chọn ngôn từ để không làm tổn thương và ảnh hưởng đến cảm xúc của người khác.

Chỉ tranh luận theo tinh thần muốn đi tìm sự thật, không có sự tranh cãi hay hiếu thắng. Chỉ với mục đích để người khác hiểu góc nhìn của mình, đồng thời cũng cho bản thân cơ hội để lắng nghe quan điểm của họ, mở ra góc nhìn cho cả hai, để đôi bên có thể hiểu nhau hơn. Từ đó có được cơ hội để tiếp xúc với nhiều quan điểm, góc nhìn, triết lý mới trong cuộc sống.

Giờ đây trong một mối quan hệ tình cảm hay tất cả những mối quan hệ xung quanh, mặc dù bản thân tôi vẫn có những quan điểm không đồng ý, nhưng đã bớt đi giận dỗi, vì đã nhận ra rằng mỗi người có một thế giới quan, nhân sinh quan khác nhau nên sự khác biệt trong quan điểm là chuyện đương nhiên.

Tôi nhận thấy bản thân dần cởi mở hơn, học được cách tôn trọng người đối diện kể cả những góc nhìn và quan điểm của họ có khác với tôi đi nữa.

Dừng lại những phán xét, đánh giá chủ quan, thử một lần buông bỏ cái tôi, để bước chân vào thế giới của người khác vì có thế tôi mới học hỏi thêm những góc nhìn mới.

Trong một thế giới rất đa chiều, và nhiều sự khác biệt như hiện nay, nếu không rèn luyện việc chấp nhận sự khác biệt, văn hoá tranh luận văn minh, sự đồng cảm với người khác, thì chúng ta khó có thể chung sống hòa bình cùng với nhau được.

Nhận bản tin mới nhất! 🎁

Đăng ký để nhận bài viết mới nhất từ ​​nguoithuongkhoinghiep.com!

Nguoithuongkhoinghiep.com

Check your inbox or spam folder to confirm your subscription.

close
Bản tin mới nhất!

nguoithuongkhoinghiep.com

Check your inbox or spam folder to confirm your subscription.

1 thought on “Văn hoá tranh luận”

  1. Lavillinfom says:
    21/04/2025 at 10:29 pm

    [url=https://chimmed.ru/products/lasalocid-a-sodium-salt-id=3808842]lasalocid a sodium salt – купить онлайн в интернет-магазине химмед [/url]
    Tegs: [u]mouse ces5 carboxylesterase 5 hek293 cell lysate wb positive control – купить онлайн в интернет-магазине химмед [/u]
    [i]mouse ces5 carboxylesterase 5 protein his tag – купить онлайн в интернет-магазине химмед [/i]
    [b]mouse ces5 carboxylesterase 5 protein his tag – купить онлайн в интернет-магазине химмед [/b]

    lasalocid a sodium salt – купить онлайн в интернет-магазине химмед https://chimmed.ru/products/lasalocid-a-sodium-salt-id=3813931

Leave a Reply

You must be logged in to post a comment.

Bài Viết Mới Nhất

  • #nhatkynang – Ta vụng về
  • Bình an quá lại không quen.
  • #nhatkynang- Những điều bên cạnh
  • #nhatkynang – Giá mà mình
  • #nhatkynang – Cây cô đơn

Categories

  • #nhatkynang (143)
  • Bài viết (324)
  • Chuyện viết (29)
  • Ngẫu hứng (39)
  • Tản văn (280)
  • Uncategorized (108)

Tôi không đặt quảng cáo cho Blog vì muốn bạn đọc có được những trải nghiệm tốt nhất khi đọc các bài viết của tôi. Bạn có thểmời tôi một cốc cà phê, để tôi có thể sáng tạo và duy trì tiếp tục trên nền tảng này.

Về tác giả

Mỗi người rồi sẽ tìm thấy được phiên bản của chính mình. Tìm thấy mục đích và ý nghĩa trong cuộc sống nó cũng giống như ta đang bắt đầu chặng hành trình khởi nghiệp để đi tìm thấy chính mình.