Skip to content
nguoithuongkhoinghiep.com

nguoithuongkhoinghiep.com

Một người đang đi – thông qua con chữ làm tấm gương phản chiếu để tự soi thấy chính mình

Menu
  • Bài viết
  • Tản văn
  • Chuyện viết
  • Ngẫu hứng
  • #nhatkynang
Menu
Yêu chính mình, truyền thông vào bên trong

Yêu chính mình – Truyền thông vào bên trong

Posted on 03/07/202303/07/2023 by admin

Làm sao để kết nối với đời sống nội tâm bên trong mình? Bởi ta phải yêu thương kết nối với chính mình trước khi có thể yêu thương và kết nối với người khác được.

Vậy, chúng ta phải tự thương lấy mình ra sao? Làm thế nào để chúng ta có thể tự kết nối với đời sống nội tâm bên trong mình, yêu lấy sự hiện diện của mình trước khi có thể kết nối và yêu thương ai khác? Yêu thương bản thân là một khái niệm mà có lẽ hầu hết chúng ta đều đã nghe đến rất nhiều. Đôi khi, nó bị gán một cách sai lầm với những xu hướng là ích kỉ, chủ nghĩa cá nhân.

Vậy nhưng, trong những năm gần đây, người ta càng quan tâm nhiều hơn về sức khoẻ tình thần. Khái niệm yêu thương bản thân, yêu thương chính mình cũng dần được đón nhận.

Yêu thương bản thân chẳng phải là nuông chiều mình trong những khoái cảm, tự gán cho bản thân những lời khen ngợi hay thần thánh về giá trị của chính mình.

Yêu thương bản thân cần phải bắt nguồn từ sự nhận thức đủ đầy về bản chất bên trong chính con người mình. Đồng thời biết cảm thông, chấp nhận và thấu hiểu tất cả những khía cạnh khác của đời sống nội tâm.

Phần lớn chúng ta đều gặp khó khăn trong việc chấp nhận chính mình. Chỉ trích phán xét bản thân, điều mà chúng ta làm khá là giỏi, vì thông thường hoặc là chúng ta chỉ trích người khác, hoặc là chúng ta chỉ trích chính mình. Khi nguồn năng lượng giận dữ xuất hiện, khi đứng trước những vấn đề chúng ta khó để biết mình phải làm gì, nên hoặc là chúng ta hướng ra bên ngoài mà ít khi tìm giải pháp từ bên trong.

Và khi buộc phải đối diện với những góc khuất, những vụn vỡ hay thiếu sót, chúng ta thường chọn cách phán xét và chỉ trích chính mình nhiều hơn. Ai cũng có những góc khuất và nếu như không có cơ hội để bài tỏ, thì sẽ rất khó để chuyển đổi. Chúng ta chọn cách giữ nó ở trong lòng.

Việc này chẳng ích gì, vì nó chẳng khác nào chúng ta chỉ đang tự lừa dối chính mình, che đi những điều mà bản thân không muốn thấy. Nhưng rồi vấn đề vẫn ở đó, tổn thương vẫn ở đó, vụn vỡ vẫn ở đó và chúng ngày càng lớn thêm mà thôi.

Chính việc né tránh những góc tối của bản thân đã là một sự phán xét, một sự chối bỏ tàn nhẫn nhất vì điều đó có nghĩa rằng một phần trong ta không đáng được thừa nhận và quan tâm.

Do đó, chúng ta thèm khát tình yêu thương từ một ai đó, tìm kiếm những tình cảm từ bên ngoài để được quan tâm, được xoa dịu, được chứng minh rằng chúng ta không “đáng ghét” đến vậy. Chúng ta mong muốn có được tình yêu thương và vỗ về từ một ai khác.

Mải mê chạy theo những cảm xúc và hạnh phúc ngắn hạn đó, để rồi bỗng một ngày ta nhận ra, đối phương không còn dành cho mình những lời nói ngọt ngào, những cử chỉ âu yếm như thuở ban đầu, như ngày mới quen nhau. Sự yêu thương không còn, một chút tình thương mỏng manh còn sót lại trong ta trở nên sụp đổ và tan vỡ.

Thế nhưng, nhà tâm lý học Carl Jung cho rằng: “Việc sẵn sàng đối diện, chấp nhận và tha thứ toàn bộ con người mình, bao gồm cả những góc tối ấy, là cách duy nhất để mình có thể tự khai sáng bản thân và hướng đến sự trưởng thành của nhận thức“.

Bên trong mỗi chúng ta là những đứa trẻ đang tập làm người lớn và không ngừng hoàn thiện bản thân mỗi ngày. Và chỉ khi học được cách cảm thông với chính mình thì mới có thể cảm thông với người khác .

Chỉ khi bạn biết yêu chính mình, thì mới có đầy đủ sự bao dung chấp nhận tất cả thiếu sót của đối phương. Đủ sự kiên nhẫn để lắng nghe sâu sắc những tiếng lòng của họ. Đủ sự kiên trì và bền bỉ để cùng nhau trưởng thành.

Chúng ta không cần phải thật hoàn hảo mới xứng đáng được yêu thương. Hãy yêu thương trọn vẹn con người thật của mình, chỉ khi có đủ thì mình mới có thể cho đi. Đừng kỳ vọng người khác phải yêu thương mình khi đến chính bản thân mình còn chưa thể.

Carl Jung từng nói rằng: “Ít người nhận ra rằng khi ta phán xét ai đó cũng là khi ta tự phán xét chính mình.” Bên trong ta đang thiếu điều gì, thì lại càng cố tỏ ra bên ngoài rằng ta đang dư dả. Bởi ta sợ, sợ bị người khác nhìn ra được sự thiếu thốn từ bên trong ta.

Người hay phán xét người khác, thực chất bên trong họ là một tâm hồn đầy rẫy những tổn thương, những cảm xúc yếu đuối mà từ lâu đã bị bỏ mặc. Người hay so sánh với người khác và cố tỏ ra là mình giỏi nhưng tận sâu bên trong sự hèn nhát và yếu kém, luôn khao khát có được sự công nhận từ bên ngoài.

Chúng ta luôn nhìn thấy thiếu sót ở người khác mà chẳng tự nhìn thấy thiếu sót của chính mình. Bởi đôi khi những khuyết điểm của người khác, cũng chính là những khuyết điểm mà bản thân ta đang tìm cách để che giấu. Đằng sau ác cảm chúng ta dành cho ai đó là một phần nội tâm đang bị mình dồn nén, là những góc khuất đang bị chối bỏ.

. . .

Vậy khi nhận thấy được “những góc khuất” trong tâm mình rồi, chúng ta cần phải làm gì với nó?

Những góc khuất đó, nó giống như bóng tối, đơn giản là nơi không được ánh sáng chiếu đến. Vậy nên bóng tối cũng không hẳn là điều gì quá xấu xa.

Bóng tối chỉ xấu khi ta áp đặt lên nó một cái nhìn phiến diện và đầy sự phán xét. Bóng tối đó cũng chính là những góc khuất sâu bên trong ta. Một góc khuất bên trong đang rất cần được ánh sáng soi rọi đến. Một phần cảm xúc và tâm hồn ta đang khao khát được lắng nghe, thấu hiểu và chấp nhận.

Như Thiền sư Thích Nhất Hạnh từng nói: ”Hiểu mình là tối thiết để hiểu người khác. Thương mình là tối thiết để thương người khác .Chỉ khi chúng ta biết tự kết nối với chính mình, chấp nhận và yêu thương mình, chúng ta mới có thể làm được việc này với người khác.”

Ta bị kéo vào nhịp sống hối hả hằng ngày, mải mê chạy theo cảm xúc bên ngoài, đôi khi rõ ràng ta đang ở trong một đám đông, nhưng sâu bên trong chúng ta lại cô đơn đến lạ thường. Trong ta có một sự trống vắng khiến ta không thoải mái. Và để tìm cách lắp đầy sự không thoải mái đó, ta lại lao ra tìm kiếm sự kết nối từ bên ngoài, từ những người xung quanh, cho rằng nếu kết nối được với người khác thì ta không cô đơn.

Sự phát triển của mạng xã hội giúp ta có thể dễ dàng tăng sự kết nối với bất kì ai và bất cứ nơi đâu không phân biệt tôn giáo, sắc tộc hay quốc gia lãnh thổ gì cả. Nhưng ngay cả khi ta có được hàng nghìn bạn bè trên nền tảng online rồi, ta vẫn cảm thấy cô đơn. Ta liên tục lướt newsfeed, không ngừng xem trạng thái trên cá nhân của bạn bè, ta muốn chia sẻ, muốn nhận được nhiều thông tin, bởi ta không muốn bỏ lỡ bất kì tin tức nào, ta muốn giữ sự kết nối với họ lâu nhất có thể. Chúng ta có thể dành cả ngày 24h đồng hồ chỉ để giữ sự kết nối đó. Nhưng ta vẫn không thể giảm bớt sự cô đơn.

Hay nói cách khác chúng ta đang đói sự yêu thương, đang chưa thật sự thấu hiểu và dành thời gian cho chính mình. Những khi cô đơn, trống trải, ta tìm đến những mối quan hệ, những yếu tố từ bên ngoài, với mong muốn có thể phần nào lắp đi sự trống trải đó. Nhưng rồi hết lần này đến lần khác, chúng ta thất bại.

TRUYỀN THÔNG VÀO BÊN TRONG

Nhiều người trong chúng ta dành rất nhiều thì gian đã họp hành, để trao đổi email, để kết nối, giao tiếp nhưng ít khi có thì giờ để nhìn lại chính mình. Kết quả là ta không biết những gì đang thật sự xảy ra bên trong ta.

Chúng ta đi mà không biết là mình đang đi, không biết mình đang ở đâu, đôi khi không ý thức việc là mình đang sống, đang được hít thở mỗi ngày. Ta xem sự tồn tại đó là điều hiển nhiên. Suốt cả ngày ta đánh mất chính mình.

Vậy nên hãy dừng lại để trở về bên trong, để thấu hiểu và làm bạn với chính mình. Chỉ cần ngừng lại, ngồi xuống và thiết lập mối liên hệ với chính mình. Ta gọi đây là “chánh niệm tỉnh thức”. Chánh niệm là ý thức giây phút hiện tại. Chỉ cần ngồi xuống và theo dõi hơi thở. Chỉ trong vài giây là ta có thể thiết lập liên hệ lại với ta, để biết những gì đang xảy ra trong ta (trong thân thể, trong suy nghĩ).

Sau một thời gian làm bạn và hiểu chính mình hơn, tôi dần cảm thấy thoải mái trong việc giao tiếp với người xung quanh, điều mà trước đây tôi rất sợ. Tôi bắt đầu có được sự tự tin hơn về bản thân. Tôi nghĩ vì tôi đã dần học được cách trở nên thoải mái hơn với những thiếu sót của chính mình.

Hãy học cách rèn luyện và xây dựng đời sống nội tâm phong phú và trọn vẹn. Học cách trở thành người tri kỉ tốt cho chính mình. Ta phải là người bạn tốt nhất của chính mình. Để không còn phải loay hoay trong những câu hỏi: “Liệu rằng có ai đó, bất kì ai có thể đến an ủi và giúp đỡ tôi không?”

(Bài viết trích từ: “Một cuốn sách về trò chuyện bằng an”)

Nhận bản tin mới nhất! 🎁

Đăng ký để nhận bài viết mới nhất từ ​​nguoithuongkhoinghiep.com!

Nguoithuongkhoinghiep.com

Check your inbox or spam folder to confirm your subscription.

close
Bản tin mới nhất!

nguoithuongkhoinghiep.com

Check your inbox or spam folder to confirm your subscription.

Leave a Reply

You must be logged in to post a comment.

Bài Viết Mới Nhất

  • #nhatkynang – Ta vụng về
  • Bình an quá lại không quen.
  • #nhatkynang- Những điều bên cạnh
  • #nhatkynang – Giá mà mình
  • #nhatkynang – Cây cô đơn

Categories

  • #nhatkynang (143)
  • Bài viết (324)
  • Chuyện viết (29)
  • Ngẫu hứng (39)
  • Tản văn (280)
  • Uncategorized (108)

Tôi không đặt quảng cáo cho Blog vì muốn bạn đọc có được những trải nghiệm tốt nhất khi đọc các bài viết của tôi. Bạn có thểmời tôi một cốc cà phê, để tôi có thể sáng tạo và duy trì tiếp tục trên nền tảng này.

Về tác giả

Mỗi người rồi sẽ tìm thấy được phiên bản của chính mình. Tìm thấy mục đích và ý nghĩa trong cuộc sống nó cũng giống như ta đang bắt đầu chặng hành trình khởi nghiệp để đi tìm thấy chính mình.