Skip to content
nguoithuongkhoinghiep.com

nguoithuongkhoinghiep.com

Một người đang đi – thông qua con chữ làm tấm gương phản chiếu để tự soi thấy chính mình

Menu
  • Bài viết
  • Tản văn
  • Chuyện viết
  • Ngẫu hứng
  • #nhatkynang
Menu
cảm giác bất an lo lắng

Bất an, âu lo và những bài học.

Posted on 27/11/202204/04/2023 by admin

Bất an.

Bất an, lo lắng là một trong những thói quen xấu có thể làm cho bạn bị rút cạn năng lượng và sống không an vui.

Theo bảng thang đánh giá về tần số năng lượng của Tiến sĩ, nhà tâm thần học David Hawkins (Hoa Kỳ). Tác giả cuốn sách Power & Force. Thì “lo lắng” có thang điểm vô cùng thấp (khoảng mức năng lượng 100) tương đương với mức năng lượng của sự “Sợ hãi”.

Trích dẫn từ cuốn Power & Force. Mô tả mức rung động năng lượng = 100 Sợ hãi.

Nỗi sợ giới hạn khả năng trưởng thành của mỗi con người. Dẫn tới sự kìm hãm. Vì nó cần phải có nhiều năng lượng hơn nữa để có thể vượt qua được cảnh giới Sợ. Nên hầu hết những người bị kìm hãm trong sự sợ hãi, thường không thể tự mình tiến lên những cảnh giới cao hơn. Một khi nỗi sợ trở thành nỗi ám ảnh. Nó khiến thế giới trong mắt con người là đầy rẫy sự nguy hiểm, cạm bẫy và đe doạ.

Trong khi bạn phải cần tối thiểu năng lượng là 200 (sự dũng khí, dám đối mặt), thì bạn mới có được một cuộc sống bình thường và khoẻ mạnh.

Nhìn lại chặng hành trình mà tôi đã đi qua. Hầu hết tôi dành thời gian chỉ để chạy theo một thứ gì đó. Bên trong tôi luôn là một cảm giác tiếc nuối cho những ước mơ, kỳ vọng. Những điều mà bản thân tôi chưa đạt được. Tôi nhìn nhận vấn đề và đối diện với cuộc sống của mình bằng một tư duy khan hiếm. Tôi luôn có cảm giác rằng mình không có đủ thời gian, tiền bạc hay thậm chí là những mối quan hệ xung quanh.

====

Cảm giác bất an lo lắng

Những năm tháng còn học phổ thông. Mục tiêu và đích đến của tôi là cánh cổng đại học. Học ngày học đêm, từ phụ đạo cho đến luyện thi. Đến nỗi bản thân phải stress và dẫn đến đau dạ dày. Nhưng cũng chỉ vì một mục tiêu duy nhất: “Là thi đậu vào đại học”. Chỉ biết an ủi bản thân rằng: Chỉ cần vượt qua giai đoạn áp lực này khi vào đại học rồi, việc học sẽ nhẹ nhàng hơn (vì những đàn anh đàn chị đi trước hay bảo rằng thời sinh viên học rất nhàn. Cũng chẳng bị thầy cô quản thúc hay kiểm tra bài các kiểu).

Nhưng khi đã vào được đại học rồi, thì tôi lại phải học thêm nào là chứng chỉ anh văn. Chứng chỉ tin học. Để đủ điều kiện xin việc làm sau này. Lúc ấy, tự nói với bản thân rằng mọi thứ sẽ ổn. Chỉ cần vượt qua giai đoạn này, sau khi tốt nghiệp, có việc làm là sẽ thoải mái và bớt áp lực hơn. Tôi còn tưởng tượng ra đủ các kiểu rằng sau này tôi sẽ được làm việc ở chỗ này, chỗ kia, cuộc sống của tôi sẽ thay đổi như thế nào. ..v.v. Cảm giác lúc ấy chắc sẽ hạnh phúc và thoải mái đến nhường nào.

Rồi tốt nghiệp đại học xong. Tôi cũng đã tìm được việc làm như tôi từng mong ước. Nhưng sao tôi vẫn không cảm thấy được niềm vui trọn vẹn. Những chuỗi ngày đi làm thì cũng trùng trùng những áp lực. Thị phi chốn công sở. Kết thúc ngày làm việc về đến nhà thì cũng chẳng còn chút sức lực nào.

Tôi đã sống trong sự bất an và luôn muốn tìm kiếm cho mình một sự an toàn trong tương lai.

====

Âu lo và bất an thường đi đôi với nhau.

Hầu hết tất cả chúng ta đều lo lắng về những sự việc sẽ diễn ra trong tương lai. Bản thân rồi sẽ ra sao, về gia đình, về những mối quan hệ, bạn bè xung quanh.

Sợ bị chỉ trích. Sợ bị cười chê. Sợ người ta sẽ nghĩ sao về mình. Chúng ta sợ hãi khi phải làm một điều gì đó khác biệt so với đám đông xã hội. Để rồi khi vấp phải những chỉ trích. Thì ta lại rơi vào lo âu, hoang mang, lạc lõng, không biết cách để đương đầu với chỉ trích.

Bài viết này đưa cho bạn một số lời khuyên thực tế để giảm bớt âu lo và sự bất an. Đây là những cách mà tôi đã thực hiện để kiểm soát và xử lý những lo âu. Tôi thấy chúng thật sự có hiệu quả đối với tôi.

1-VIẾT RA NHỮNG SUY NGHĨ ĐANG CÓ TRONG ĐẦU

Nếu giữ suy nghĩ trong đầu quá lâu sẽ gây nên tình trạng căng thẳng. Đôi khi gây stress. Đặc biệt đối với những bạn dễ mắc phải vấn đề về kiểm soát lo âu. Nhưng nếu viết ra. Ta sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về những gì mình đang phải đối mặt.

Nghĩ gì viết nấy. Viết hết tất cả những suy nghĩ. Những điều vẩn vơ xuống giấy. Thông qua việc viết. Sẽ giúp bạn có thể giải phóng những cảm xúc bị dồn nén. Thoát khỏi những căng thẳng hàng ngày và loại bỏ bớt đi những suy nghĩ tiêu cực.

Bạn có thể thử bắt đầu viết vào buổi sáng. Ngay thức dậy, khi những suy nghĩ còn lộn xộn, rối ren, (mắt nhắm mắt mở). Hãy cứ ngồi xuống. Đặt bút và viết. Cứ viết. Không cần câu văn trao chuốt. Không cần phải đúng logic ngữ pháp chính tả. Hãy cứ viết.

Hoặc nếu như bạn cảm thấy buổi sáng quá bận rộn và không có thời gian để viết. Thì bạn có thể viết vào buổi trưa. Viết khi bạn rãnh. Bất cứ khi nào bạn có thời gian.

2-CHẤP NHẬN SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN

Đừng đặt quá nhiều kỳ vọng và áp lực cho bản thân cũng như những người xung quanh.

Hãy tập nhìn nhận sự việc với góc độ tích cực. Bớt lo lắng về những điều diễn ra trong tương lai. Cũng như những điều mà bản thân ta sẽ không kiểm soát được.

3-DUY TRÌ TRẠNG THÁI TÍCH CỰC

Những người hay lo lắng thường đi kèm đó là tâm trạng mệt mỏi và tiêu cực. Vậy nên hãy chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ tinh thần của bạn bằng cách tránh xa hoặc hạn chế tiếp xúc với những nguồn năng lượng tiêu cực. Những mối quan hệ độc hại hay những tin tức từ những nguồn không chính thống. Tránh xa những buổi ngồi lê đôi mách. Những chuyện sân si nói xấu người khác.

4-LUYỆN TẬP LÒNG BIẾT ƠN MỖI NGÀY

Luyện tập lòng biết ơn mỗi ngày để trân trọng hơn những gì mình đang có.

Bạn có thể bắt đầu viết nhật ký về lòng biết ơn. Nơi bạn có thể ghi ra một vài điều biết ơn mỗi ngày. Nói cảm ơn với những điều bạn đang có trong cuộc sống. Ví dụ như thức ăn, phương tiện bạn đi lại, sức khoẻ, mối quan hệ, công việc, những người thân, bạn bè bên cạnh.

Và sẽ chẳng có phương pháp hay cách thức nào có thể giúp bạn ngừng lo âu. Ngoài cách duy nhất là bạn phải nhìn nhận và đối diện với những vấn đề đó. Chỉ có thẳng thắn đối diện và bắt tay vào hành động tìm ra cách giải quyết nó. Đó mới là cách hữu hiệu nhất mình khuyên bạn nên thực hiện.

Bởi một khi bạn có thể xác định được vấn đề và bắt tay hành động khi ấy bạn sẽ có cảm giác kiểm soát được tình thế tốt hơn. Và từ đó sẽ giúp bạn bớt đi phần nào những lo lắng. Thay vì bạn cứ ngồi một chỗ và không ngừng lo lắng. Kết quả là sự việc vẫn chẳng thể thay đổi được điều gì.

Một bài học từ 4 quy tắc tâm linh của người Ấn Độ mà tôi đã kịp nhìn nhận là:

  • Quy tắc đầu tiên: Bất cứ người nào bạn gặp cũng đúng là người mà bạn cần gặp.
  • Quy tắc thứ hai: Bất cứ điều gì xảy ra thì đó chính là điều nên xảy ra.
  • Quy tắc thứ ba: Mọi sự đều bắt đầu vào đúng thời điểm.
  • Quy tắc thứ tư: Những gì đã qua, cho qua.

Hãy xem những con người, những sự việc mà ta gặp phải trong cuộc đời này đều là có những lý do riêng của nó. Đôi khi họ đến để dạy cho ta những bài học. Làm cho ta thức tỉnh và rút ra được kinh nghiệm cho những chặng đường tiếp theo trên hành trình cuộc đời mình.

Việc gì xảy ra là điều mà nó sẽ xảy ra. Cho nên đừng quá lo lắng vào những chuyện trong tương lai. Mà hãy sống trọn vẹn nhất trong mỗi giây phút ở hiện tại.

Nhận bản tin mới nhất! 🎁

Đăng ký để nhận bài viết mới nhất từ ​​nguoithuongkhoinghiep.com!

Nguoithuongkhoinghiep.com

Check your inbox or spam folder to confirm your subscription.

close
Bản tin mới nhất!

nguoithuongkhoinghiep.com

Check your inbox or spam folder to confirm your subscription.

Leave a Reply

You must be logged in to post a comment.

Bài Viết Mới Nhất

  • #nhatkynang – Ta vụng về
  • Bình an quá lại không quen.
  • #nhatkynang- Những điều bên cạnh
  • #nhatkynang – Giá mà mình
  • #nhatkynang – Cây cô đơn

Categories

  • #nhatkynang (143)
  • Bài viết (324)
  • Chuyện viết (29)
  • Ngẫu hứng (39)
  • Tản văn (280)
  • Uncategorized (108)

Tôi không đặt quảng cáo cho Blog vì muốn bạn đọc có được những trải nghiệm tốt nhất khi đọc các bài viết của tôi. Bạn có thểmời tôi một cốc cà phê, để tôi có thể sáng tạo và duy trì tiếp tục trên nền tảng này.

Về tác giả

Mỗi người rồi sẽ tìm thấy được phiên bản của chính mình. Tìm thấy mục đích và ý nghĩa trong cuộc sống nó cũng giống như ta đang bắt đầu chặng hành trình khởi nghiệp để đi tìm thấy chính mình.