Skip to content
nguoithuongkhoinghiep.com

nguoithuongkhoinghiep.com

Một người đang đi – thông qua con chữ làm tấm gương phản chiếu để tự soi thấy chính mình

Menu
  • Bài viết
  • Tản văn
  • Chuyện viết
  • Ngẫu hứng
  • #nhatkynang
Menu
hướng nội

Hướng nội, lo lắng và những bài học.

Posted on 29/03/202304/04/2023 by admin

Hướng nội.

Nếu bạn đọc đã theo dõi những bài viết trước đây trên blog này, chắc hẳn bạn đều biết rằng: Tính cách tôi ngay từ bé là một đứa vô cùng nhút nhát và ít nói. Vì là còn bé nên tôi chưa biết gì về khái niệm người hướng nội. Nhưng càng lớn lên. Tôi mới bắt đầu tìm hiểu nhiều khái niệm để có thể hiểu rõ bản thân và tính cách mình hơn.

Tôi là đứa trẻ rất tự giác. Ở những nơi đông người tôi thích quan sát mọi người và tình huống xảy ra xung quanh. Tôi luôn cảm thấy mình đặc biệt thích thú đối với những nghề nghiệp theo khuynh hướng nuôi dưỡng tính độc lập.

Tôi thích ở một mình và thường hay im lặng. Nên tôi thường bị hiểu lầm rằng bản thân đang có điều gì đó không ổn hoặc tôi đang tức giận hay chán nản điều gì. Tôi luôn cảm thấy độc lập và xa cách với mọi người xung quanh.

Mỗi khi được mời dự tiệc sinh nhật bạn bè hay những buổi họp lớp. Tôi thường im lặng và ít nói. Vì ở một không gian đông đúc và ồn ào như thế này. Tôi thường cảm thấy lạc lõng và mỏi mệt — mọi năng lượng hầu như bị hút cạn.

Tôi không muốn mình phải là trung tâm của sự chú ý. Tôi thích được yên lặng và quan sát những bạn bè xung quanh mình. Tôi thường khó có thể chia sẻ những điều riêng tư về bản thân cho người khác nghe. Và khó có thể mở lòng với người khác.

Và tôi nhận ra mình có đủ biểu hiện ở một người hướng nội.

=====

Trước đây tôi từng rất ngưỡng mộ và ganh tị với những người có thể thoải mái giao tiếp và kết bạn dù ở bất cứ môi trường nào. Nhưng từ khi tôi bắt đầu đối diện và nhìn nhận lại bản thân. Tôi biết rằng dù là người hướng nội hay hướng ngoại đều tồn tại những ưu và nhược điểm khác nhau cho từng nét tính cách. Tôi cảm thấy mình đã nhận ra cách để network hiệu quả cho bản thân tôi — và có thể áp dụng cho những người hướng nội khác.

Thứ nhất, tạo kết nối đích thực

Hầu hết những người hướng nội như tôi đều mong muốn những cuộc trò chuyện chu đáo, thú vị về điều gì đó mà bản thân tôi quan tâm. Trái ngược hoàn toàn với người hướng ngoại, điều mà họ có thể bắt chuyện dễ dàng chỉ sau vài câu xả giao.

Người hướng nội họ cần 1 nguồn năng lượng lớn. Cần sự chuẩn bị mọi thứ chu đáo. Nên đối với những buổi giao tiếp, tiệc tùng xã giao, tôi luôn chú tâm để ý hình dáng và phỏng đoán nét tính cách của những người mà tôi sẽ gặp. Điều đó giúp tôi dễ dàng tìm được điểm chung để có thể kết nối với họ.

Thứ hai, tự tạo ra cho bản thân nguồn năng lượng tích cực

Khi người hướng nội tiếp xúc với người khác. Họ thường cần lui về một nơi yên tĩnh và dành nhiều thời gian cho bản thân. Một trong những đặc điểm chính của kiểu tính cách này là người hướng nội phải tiêu hao năng lượng trong các tình huống xã hội. Không giống như người hướng ngoại, thu được năng lượng từ những tương tác như vậy. Vì vậy khi nói chuyện càng lâu, thì người hướng nội sẽ càng cảm thấy năng lượng mình hụt dần đi.

Nên ở mỗi sự kiện hay buổi tiệc nào đó. Tôi luôn chọn khoảng thời gian hợp lý (sau khi đã nói chuyện với mọi người xung quanh) để rời đi trước. Một phần tôi tạo giới hạn cho bản thân để đừng cảm thấy bị quá áp lực. Một phần tôi cũng không muốn chiếm nhiều thời gian và làm ảnh hưởng đến người khác.

Thứ ba, ngừng so sánh bản thân với người khác !

Trước đây, tôi từng rất ganh tị với người khác vì họ có thể dễ dàng kết nối và làm quen với người lạ một cách nhanh chóng. Còn tôi thì lại luôn cảm thấy khó khăn hơn rất nhiều. Phải chăng do tôi chưa đủ tốt? Tôi giao tiếp chưa đủ giỏi? Tôi không biết cách giao tiếp? Họ không thích tôi? Tôi luôn đặt ra rất nhiều nghi ngờ cho bản thân mình.

Nhưng từ khi tôi biết nhìn nhận những điểm mạnh yếu của bản thân. Tôi bắt đầu rèn luyện cho mình khả năng giao tiếp và giờ đây tôi cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều với việc giao tiếp trong đám đông.

Tôi nhận ra rằng tất cả mọi người đều có những khoảnh khắc vui buồn, khoảnh khắc lạc lõng giống nhau. Ai cũng phải bỏ ra thời gian, công sức, đều trải qua quá trình rèn luyện hằng ngày để có thể đạt được những kỹ năng cần thiết cho mình. Vì vậy hãy ngừng ngay việc so sánh và tự trách bản thân. Thay vào đó hãy rèn luyện cho mình những kỹ năng, phương pháp để giúp bản thân có thể giao tiếp tốt hơn, phát triển và mở rộng mối quan hệ hơn với nhiều người.

======

Giờ đây tôi cảm thấy bản thân mình hoàn toàn thoải mái tại những sự kiện đông người. Tôi không còn cảm thấy hồi hộp hay lo âu mỗi khi phải bắt chuyện với người lạ. Tôi thấy mình hoàn toàn tự tin- một điều mà trước đây tôi khó có thể đạt được.

Và sau mỗi buổi tiệc. Tôi vẫn dành thời gian cho bản thân để có thể phục hồi và tự lấy lại năng lượng cho mình.

Hướng nội đối với tôi giờ đây giống như một món quà tuyệt vời mà tạo hoá đã ban cho. Mặc dù tính cách ấy làm tôi có phần thiệt thòi so với xã hội phát triển nhanh chóng như hiện nay. Đôi khi nó làm cho tôi có phần cá biệt, lạc lõng giữa đám đông. Đôi khi nó khiến tôi không được nổi bật, không cạnh tranh được so với nhiều người. Nhưng bù lại nó khiến tôi trở thành một người có được những góc nhìn đa chiều và sâu sắc.

Người hướng nội có xu hướng thích suy nghĩ và xem xét mọi thứ trong tâm trí của họ. Đôi khi có những khoảng lặng mà những người hướng nội như tôi chỉ muốn giữ nó cho riêng mình. Không giống những người hướng ngoại, họ thường xử lý cảm xúc bằng cách nói về chúng, thì những người hướng nội sẽ chọn xử lý một cách nội tâm.

Điều này giúp tôi bình tâm và làm chủ cảm xúc của mình trước những sự việc. Nó giúp tôi rèn luyện được tính kiên nhẫn. Lựa chọn lời nói một cách cẩn thận hơn. Suy nghĩ trước khi nói. Giúp tôi có thể hiểu đầy đủ vấn đề trước khi đưa ra ý kiến cho người khác.

Hãy nhớ rằng hướng nội không đồng nghĩa với việc bạn là người nhút nhát. Nhút nhát biểu thị sự sợ hãi trước mọi người xung quanh. Còn người hướng nội chỉ đơn giản là không muốn dành nhiều thời gian để tương tác với những mối quan hệ vô bổ. Bởi đối với người hướng nội, họ trân trọng những giây phút mà họ có thể ở bên cạnh những người mà họ thân thiết. Họ thích những cuộc trò chuyện sâu sắc và ý nghĩa.

Tôi tự hào vì tôi được là chính tôi.

=======

Năm 2019 đã dạy cho tôi bài học lớn về sức khoẻ tinh thần.

Tư duy tích cực là một liệu pháp tinh thần vô cùng hiệu quả trong việc làm giảm căng thẳng, lo lắng và trầm cảm của con người. Nhưng làm sao để có thể duy trì được tư duy tích cực khi mà hằng ngày hằng giờ trong cuộc sống ta phải đối diện với những căng thẳng, áp lực, những điều tiêu cực xảy ra trong cuộc sống.

Tôi từng cho rằng bản thân mình là một người có thể sống và áp dụng tốt tư duy tích cực. Tôi luôn biết cách để có thể làm chủ được cảm xúc của chính mình bất kể khi nào tôi gặp phải những tình huống khó khăn, tiêu cực.

Ví dụ, khi tôi gặp phải một điều gì đó bất như ý trong cuộc sống. Tôi đều tự an ủi và nói với bản thân mình rằng: “Sự việc này đến thật đúng lúc. Tôi sẽ chấp nhận nó và tự rút ra bài học cho bản thân. Tôi biết ơn vì vũ trụ đã gửi đến cho tôi bài thi vô cùng quý báo. Để dạy tôi một điều gì đó trong cuộc sống này”.

Chính những lối suy nghĩ ấy. Phần nào đã giúp tôi cảm thấy nhẹ nhõm và thoải mái hơn rất nhiều.

Nhưng tích cực ở đây không phải là lối suy nghĩ niềm tin tuyệt đối vào liệu pháp thần thánh nào đó có thể giúp ta nhanh chóng lạc quan. Mà nó chỉ đơn thuần là hình thành thói quen nhìn nhận vào mặt tích cực. Và xem những trở ngại là bài học để giúp ta trưởng thành hơn.

Tôi nhận thấy bản thân tôi có được khả năng lắng nghe và chia sẻ với người khác. Nên có rất nhiều bạn bè tìm đến tôi để tâm sự và nhận lời khuyên. Khi được hỏi về cách làm thế nào để có thể lạc quan và luôn vui vẻ. Lúc đó tất cả những gì tôi có thể chia sẻ là: “Hãy cố gắng tích cực lên. Hãy nhìn vào mặt tốt. Vì cuộc sống có rất nhiều điều tốt đẹp, có rất nhiều người còn bất hạnh hơn ta rất nhiều lần”.

Nhưng giờ đây chính tôi cũng phải thú nhận rằng, đó không phải là một lời khuyên tốt.

Bởi vì…

Càng trưởng thành. Càng đối mặt với nhiều vấn đề trong cuộc sống. Tôi cảm thấy rằng để có thể luôn luôn duy trì được tư duy tích cực là một điều vô cùng khó khăn.

Tôi được sống trong một gia đình có ba mẹ yêu thương, che chở. Tuổi thơ tôi là những chuỗi ngày bình yên. Không cần phải lo nghĩ đến việc cơm áo gạo tiền hay phải mưu sinh vất vả ngay còn nhỏ. Nên mối quan tâm duy nhất của tôi chỉ là việc học và những mối quan hệ bạn bè xung quanh. Cũng vì thế mà tôi dễ dàng có thể tìm thấy được rất nhiều điều tích cực.

Còn đối với những người sinh ra trong điều kiện kinh tế gia đình khó khăn hay gặp phải những bất hạnh trong cuộc sống. Họ đã phải bươn chải để phụ giúp gia đình, lo cho cuộc sống hằng ngày. Thì lời khuyên hãy cứ nhìn vào mặt tích cực mà sống nó chẳng khác nào một câu nói sáo rỗng.

Càng lớn lên, càng trải nghiệm và va chạm nhiều hơn những vấn đề trong cuộc sống. Tôi lại càng nhìn nhận được nhiều điều. Nếu trước đây, thất bại đối với tôi chỉ là những điểm 8, điểm trung bình, hay đôi khi buồn bã vì một vài xích mích nhỏ với bạn bè trong lớp. Thì giờ đây thất bại sẽ đồng nghĩa với việc tôi bị thụt lùi trong sự nghiệp. Tôi không có thu nhập để trang trải cho cuộc sống và kể cả sự thất vọng của gia đình.

Ngày còn đi học, nếu như không thích bạn nào thì ta chỉ cần nghỉ chơi với bạn đó là được. Nhưng giờ đây, khi phải sống và làm việc trong môi trường công sở, dù là những đồng nghiệp, đối tác ta không thích nhưng vẫn phải cười nói và làm việc cùng nhau chỉ vì mục đích chung cho công việc. Hay cả những buổi xã giao, quan hệ xã hội dù thích hay không ta vẫn phải tham dự. Đó là phương thức xã giao cơ bản bắt buộc.

Từ một người luôn có tư duy tích cực và mong muốn được là chính mình. Dần dần tôi bắt đầu nhận thấy những điều tiêu cực xuất hiện. Càng ngày tôi lại càng thất vọng với bản thân mình nhiều hơn, vì vốn dĩ tôi trước đây là một người rất tích cực và vui vẻ. Tôi cảm thấy dường như tôi đang dần đánh mất chính mình.

======

Tôi đã phải trải qua những khoản thời gian u tối và căng thẳng. Tôi mất ngủ. Tôi gặp khó khăn trong vấn đề kiểm soát lo âu. Và từng phải tìm đến những bài test tâm lý. Trải qua khoản thời gian u ám đó. Tôi bắt đầu nhận ra được tầm quan trọng của sức khoẻ tinh thần.

Và tôi cũng đã tự rút ra được cho bản thân điều cốt lõi nhất. Để có thể giúp tôi duy trì được một tư duy tích cực đó là thói quen phải được luyện tập hằng ngày. Bởi tư duy và năng lượng tích cực không phải có được trong một hoặc hai ngày mà nó đòi hỏi cả một quá trình rèn luyện đều đặn mỗi ngày.

Nhận bản tin mới nhất! 🎁

Đăng ký để nhận bài viết mới nhất từ ​​nguoithuongkhoinghiep.com!

Nguoithuongkhoinghiep.com

Check your inbox or spam folder to confirm your subscription.

close
Bản tin mới nhất!

nguoithuongkhoinghiep.com

Check your inbox or spam folder to confirm your subscription.

Leave a Reply

You must be logged in to post a comment.

Bài Viết Mới Nhất

  • Một đêm đen
  • #nhatkynang – Ta vụng về
  • Bình an quá lại không quen.
  • #nhatkynang- Những điều bên cạnh
  • #nhatkynang – Giá mà mình

Categories

  • #nhatkynang (143)
  • Bài viết (325)
  • Chuyện viết (29)
  • Ngẫu hứng (40)
  • Tản văn (280)
  • Uncategorized (108)

Tôi không đặt quảng cáo cho Blog vì muốn bạn đọc có được những trải nghiệm tốt nhất khi đọc các bài viết của tôi. Bạn có thểmời tôi một cốc cà phê, để tôi có thể sáng tạo và duy trì tiếp tục trên nền tảng này.

Về tác giả

Mỗi người rồi sẽ tìm thấy được phiên bản của chính mình. Tìm thấy mục đích và ý nghĩa trong cuộc sống nó cũng giống như ta đang bắt đầu chặng hành trình khởi nghiệp để đi tìm thấy chính mình.