Tôi ngại giao tiếp. Tôi ngại show up bản thân lên Mạng xã hội. Tôi lo lắng người khác sẽ nghĩ gì về mình. Tôi phải xây dựng thương hiệu cá nhân như thế nào? Đó là câu hỏi tôi nhận được nhiều nhất từ những bạn đọc trên blog của mình.
1/3 dân số trên thế giới này là người hướng nội. Và tôi cũng là một người có xu hướng đó.
Một thực tế mà người hướng nội hay bị gắn mác vào là nhút nhát và kém cỏi. Nhưng nhút nhát là để thể hiện sự yếu đuối. Sợ bị đánh giá tiêu cực. Trong khi tính cách tuýp người hướng nội họ đơn giản chỉ thích sự yên tĩnh. Thích một môi trường không có quá nhiều sự biến động.
Bản thân tôi cũng là người có tính cách thiên về hướng nội. Tôi không thoải mái lắm đối với những buổi tiệc đông người. Tôi thấy bản thân mình gặp khó khăn trong việc kết nối và hoà nhập với người khác. Tôi cảm thấy bản thân như bị rút cạn năng lượng sau mỗi buổi tiệc mà tôi tham dự. Và tôi phải dành nhiều thời gian một mình để tái tạo lại năng lượng.
Thậm chí đã rất nhiều lần. Tôi cảm thấy bản thân đang có vấn đề về việc kết nối với người khác. Mặc dù tôi vẫn có thể giao tiếp và cộng tác rất tốt với đồng nghiệp. Nhưng để có thể kết nối sâu hơn. Thì tôi cảm thấy bản thân không ổn và không thoải mái được. Tôi cảm thấy phải chăng bản thân tôi mới là người có vấn đề.
Nhưng giờ đây khi tôi đã tìm hiểu nhiều về tâm lý học tích cực. Tiếp xúc nhiều với chủ nghĩa tối giản. Tôi mới nhận ra rằng. Đó hoàn toàn chỉ là biểu hiện của một người hướng nội mà thôi.
Giống như câu chuyện xây dựng thương hiệu cá nhân.
Với sự phát triển của mạng xã hội như ngày nay. Khi nhắc đến chuyện xây dựng thương hiệu cá nhân, thường đi kèm với việc ta phải show up bản thân lên các nền tảng nhiều hơn. Đồng nghĩa với việc đó là một lợi thế dành cho người hướng ngoại. Họ có thể dễ dàng kết nối nhanh chóng và thoải mái chia sẻ trước đám đông.
Nhưng giờ đây tôi bắt đầu thoải mái hơn trong việc sử dụng mạng xã hội. Vừa có thể tận dụng mạng xã hội như một lợi thế dành cho người hướng nội. Vừa phù hợp với tính cách tự nhiên của bản thân tôi.
Thay vì gặp khó khăn trong việc nói trước camera ống kính. Tôi bắt đầu chuyển sang viết blog. Thay vì gặp khó khăn trong việc trao đổi trực tiếp. Tôi chọn hình thức kết nối qua internet.
Thay vì sợ người khác nghĩ về mình không đúng. Cảm thấy ngại khi từ chối giúp đỡ một ai đó. Rồi nhận lời để đến cuối cùng vừa làm mất thời gian của nhau, vừa khiến bản thân không thoải mái.
Thay vào đó hãy sử dụng thời gian của bản thân một cách có chiến lược hơn. Thoải mái say no trước những yêu cầu, khiến bản thân không thoải mái. Dành thời gian làm những việc mình thích, để có thể tái tạo lại năng lượng tốt hơn. Mỗi người có những lựa chọn riêng phù hợp với cuộc sống và xu hướng tự nhiên của họ. Không có đúng, cũng chẳng có sai !
Trong bài đăng này, tôi muốn chia sẻ một số cách giúp tôi cảm thấy tự tin. Và cuối cùng cho phép tôi vượt qua nỗi sợ về việc lo lắng những gì người khác nghĩ về tôi.
Người khác nghĩ gì về mình.
Tôi đã mất rất nhiều thời gian và tâm sức để lo nghĩ xem người khác nghĩ gì về mình.
Đây có lẽ cũng là một trong những nét tính cách mà người hướng nội có được. Một phần nữa có thể bị ảnh hưởng bởi nền văn hoá Á Đông. Mà tư tưởng dè chừng, sợ người khác nghĩ sai về mình đã ăn sau vào suy nghĩ và tính cách tôi đến vậy.
Để rồi bằng mọi giá tôi tìm cách để có thể làm hài lòng người khác. Tôi sẵn sàng ngồi lê đôi mách. Tham gia vào những cuộc nói xấu. Chỉ đề chiều lòng người khác. Để có thể cùng đứng về một phe với họ.
Để chiều lòng người khác. Tôi sẵn sàng dành ra hàng mấy tiếng hồng hồ, chỉ để nghe họ than vãn về chuyện đời, chuyện công việc. Trong khi đó tôi lại ít khi dành thời gian cho gia đình, cho người thân của mình.
Mọi người nhìn vào thấy rằng tôi rất bận. Bận đến mức không có thời gian dành cho bản thân. Bận đến mức dành ra 30 phút để tập yoga tôi cũng không có được. Vậy mà tôi lại có thể dành ra hàng giờ để nghe hết những điều tiêu cực từ người khác.
Từ khi bắt đầu tiếp xúc và thực hành với khái niệm sống chậm, chủ nghĩa tối giản. Tôi bắt đầu sống cho chính tôi nhiều hơn. Tôi chọn những điều mang lại nguồn năng lượng tích cực cho cuộc sống của tôi. Đôi khi việc sống chậm và tối giản có thể làm cho cuộc sống tôi trở nên đơn điệu và bớt hoàn hảo đi. Nhưng bù lại, tôi có được cuộc sống tích cực và hạnh phúc hơn.
Hầu hết mỗi chúng ta đa phần đều hay lo nghĩ về tương lai. Về những dự định. Lo lắng với cái nhìn của bạn bè, người thân, những người xung quanh. Lo sợ khi nói không trước yêu cầu của người khác.
Sợ rằng việc từ chối sẽ khiến người khác nghĩ xấu về mình. Để rồi bỏ bê hết những góc nhìn, quan điểm, nhu cầu của bản thân. Để làm theo yêu cầu của người khác.
- Rồi người khác sẽ nghĩ gì về mình.
- Họ có chê cười mình không.
Lo sợ mọi sự chỉ trích từ người khác. Và mỗi khi vấp phải sự chỉ trích ấy. Ta không biết phải làm sao để có thể đương đầu. Để rồi sự việc ấy càng khiến bản thân ta trở nên kiệt sức và căng thẳng.
Vậy làm sao để có thể thoát khỏi tình trạng lo lắng như thế?
Hầu hết những phương pháp hay cách thức ta được nghe rằng: Tích cực lên. Đừng lo lắng. Đừng suy nghĩ nữa. Đôi khi tôi thấy đó như những lời khuyên. Lời động viên suông. Hay lắm lúc lời khuyên ấy đôi phần có hiệu quả. Nhưng nó chỉ chữa ngọn mà không chữa gốc.
Vậy nên: Điều quan trọng trước hết là ta phải hiểu được đâu là nguyên nhân. Là lý do gây nên những lo lắng ấy.
Đa phần là do cái tôi ở mỗi người. Hay nói khác hơn là lòng tự trọng. Hầu hết những mong muốn làm hài lòng người khác, đều xuất phát từ việc ta không xem trọng bản thân mình. Không coi trọng những mong muốn cá nhân. Ta luôn mong cầu sự chấp nhận từ bên ngoài.
Hay xuất phát từ sự thiếu an toàn. Chủ nghĩa hoàn hảo. Hoặc có đôi khi là xuất phát từ những trải nghiệm trong quá khứ. Những tổn thương tâm lý dẫn đến việc lo sợ về cái nhìn của người khác.
Từ đó luôn mong muốn làm hài lòng mọi người có thể là một cách để cảm thấy được đánh giá cao hoặc được yêu thích. Khi làm người khác hạnh phúc, họ cảm thấy bản thân có giá trị .
Cái giá của việc lo lắng và căng thẳng khi sống trong tình trạng chiều lòng người khác. Đó là sự kiệt quệ cả về thể chất lẫn tinh thần.
Những người làm hài lòng mọi người thường sẽ che giấu nhu cầu và sở thích của bản thân. Điều này có thể khiến ta cảm thấy như thể, ta đang không sống cuộc sống của chính mình— Nó thậm chí có thể khiến ta cảm thấy như thể ta hoàn toàn không biết bản thân mình là ai cả.
Và đâu sẽ là cách để có thể chấm dứt tình trạng quá lo lắng về những gì người khác nghĩ về mình?
Điều quan trọng trước mắt là ta phải biết thiết lập ranh giới. Đặt ra giới hạn cho bản thân mình. Hãy rõ ràng và cụ thể đâu là giới hạn. Đâu là những điều bạn sẽ làm và không làm.
Sẵn sàng say no đối với những công việc, tình huống khiến ta cảm thấy không được thoải mái. Dành sự ưu tiên cho từng mục tiêu, công việc cụ thể. Hãy luôn nhớ rằng bạn hoàn toàn xứng đáng để dành thời gian cho chính mình. Hãy thẳng thắng nói không. Đừng viện cớ cho những lý do, mà phải chiều lòng người khác.
Không cần bắt buộc phải hy sinh thời gian bản thân cho người khác. Làm những việc mà không đem lại niềm vui cho bản thân mình. Nếu việc làm hài lòng người khác mà khiến bản thân gặp phải những khó khăn trong việc theo đuổi hạnh phúc. Thì hãy dừng lại. Thiết lập ra giới hạn cho bản thân. Để nhắc nhở bản thân đừng quá bạn tâm đến suy nghĩ người khác. Rồi cố gắng chiều lòng họ.
Ở tuổi đôi mươi. Tôi không ngừng tìm kiếm sự công nhận từ những người xung quanh. Tôi luôn muốn biết người khác sẽ nghĩ gì về mình. Đâu là những điều gì họ không thích ở tôi. Và những gì tôi học được trong những năm qua là:
Không ngừng tìm kiếm sự chấp nhận và chiều lòng người khác là một hành trình vô cùng mệt mỏi và sẽ không bao giờ có hồi kết. Bởi những điều này nó không thể tìm thấy được ở người khác. Mà chỉ có thể tìm thấy được bên trong ta mà thôi.